phone

Những dấu hiệu của bệnh tự kỷ ở tuổi dậy thì

Những dấu hiệu của bệnh tự kỷ ở tuổi dậy thì

Tác giả:

Tuổi dậy thì là thời điểm trẻ có nhiều thay đổi về mặt tâm sinh lý và cảm xúc nên rất dễ có những hành động và suy nghĩ khó kiểm soát. Đặc biệt, tuổi dậy thì ở trẻ tự kỷ lại càng khó đoán và dễ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực. Do đó, cha mẹ nên nhận biết các dấu hiệu của bệnh tự kỷ ở tuổi dậy thì và hỗ trợ trẻ kịp thời.

Nội dung bài viết:


1. Sự khác biệt tự kỷ ở tuổi dậy thì so với các tuổi khác

Giai đoạn dậy thì, trẻ có nhiều thay đổi về tính cách, tâm sinh lý dẫn đến những hành động nổi loạn và những suy nghĩ khác thường. Do đó, nếu không được gia đình quan tâm và thấu hiểu, trẻ rất dễ mắc bệnh tự kỷ, từ đó gây ra những ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện. 

>> Tìm hiểu ngay về các mức độ của rối loạn phổ tự kỷ và cách hỗ trợ trẻ tốt nhất.

Tuổi dậy thì ở trẻ tự kẻ khác với những đứa trẻ bình thường khác

Tuổi dậy thì ở trẻ tự kẻ khác với những đứa trẻ bình thường khác

Tuy nhiên, đặc điểm và dấu hiệu của bệnh tự kỷ ở tuổi dậy lại có nhiều khác biệt so với các giai đoạn khác, cụ thể như sau:  

Đặc điểm

Trẻ em

Tuổi dậy thì

Người lớn

Biểu hiện xã hội

Khó giao tiếp bằng mắt, không chia sẻ cảm xúc, ít bạn bè, khó hiểu các tín hiệu xã hội.

Cảm thấy cô lập, lo lắng về các mối quan hệ xã hội, khó hiểu các biểu hiện cảm xúc phức tạp, có thể có hành vi rút lui.

Khó xây dựng và duy trì các mối quan hệ lâu dài, khó thích nghi với môi trường làm việc, có thể gặp khó khăn trong các tình huống xã hội đòi hỏi kỹ năng cao.

Hành vi

Lặp đi lặp lại các hành động, sở thích hạn hẹp, nhạy cảm với các thay đổi trong môi trường.

Có thể tăng cường các hành vi lặp đi lặp lại, có thể có hành vi nổi loạn, chống đối, hoặc trầm cảm.

Có thể tiếp tục các hành vi lặp đi lặp lại, có thể gặp khó khăn trong việc quản lý cảm xúc, có thể có các vấn đề về sức khỏe tâm thần kèm theo.

Ngôn ngữ

Khó hiểu và sử dụng ngôn ngữ, có thể có ngôn ngữ đặc biệt hoặc lặp lại các cụm từ.

Khó diễn đạt cảm xúc phức tạp, có thể có vấn đề về giọng điệu và ngôn ngữ cơ thể.

Có thể có vốn từ vựng phong phú nhưng khó giao tiếp hiệu quả trong các tình huống xã hội, có thể có vấn đề về hiểu ngôn ngữ ẩn dụ.

Cảm xúc

Khó nhận biết và điều chỉnh cảm xúc, có thể dễ bị kích động.

Cảm xúc có thể trở nên phức tạp hơn, dễ bị trầm cảm, lo âu, hoặc tức giận.

Có thể có kinh nghiệm sống phong phú hơn, nhưng vẫn có thể gặp khó khăn trong việc quản lý cảm xúc, đặc biệt trong các tình huống căng thẳng.

Sự phát triển

Có thể chậm phát triển các kỹ năng xã hội và ngôn ngữ.

Sự phát triển thể chất và hormone thay đổi có thể ảnh hưởng đến hành vi và cảm xúc.

Có thể đạt được nhiều thành tựu trong cuộc sống, nhưng vẫn có thể cần hỗ trợ trong một số lĩnh vực.

 

2. Chi tiết những dấu hiệu của bệnh tự kỷ ở tuổi dậy thì 

2.1 Các dấu hiệu về mặt xã hội

Dấu hiệu của bệnh tự kỷ ở tuổi dậy thì dễ nhận biết nhất đó là các dấu hiệu về mặt xã hội mà trẻ thể hiện qua bên ngoài như vấn đề giao tiếp, duy trì các mối quan hệ, thể hiện cảm xúc, cụ thể như sau: 

Dấu hiệu

Khó khăn trong giao tiếp

Khó khăn trong việc tạo và duy trì mối quan hệ

Vấn đề về cảm xúc

Biểu hiện

Khó hiểu ngôn ngữ cơ thể, biểu cảm khuôn mặt.

Khó bắt đầu và duy trì cuộc trò chuyện.

Thiếu kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ.

Khó chia sẻ sở thích, cảm xúc.

Thường cô lập bản thân.

Khó hiểu các quy tắc xã hội.

Khó nhận biết và điều chỉnh cảm xúc của mình.

Có thể phản ứng quá mức hoặc quá ít trước các tình huống xã hội.

2.2 Các dấu hiệu về mặt hành vi

Ở trẻ tự kỷ, các hành vi sẽ trở nên bất thường và khó đoán gây ra những khó khăn cho chính trẻ và những người xung quanh. Bạn có thể thấy một số dấu hiệu của bệnh tự kỷ ở tuổi dậy thì về mặt hành vi như sau:

Dấu hiệu về mặt hành vi ở trẻ tự kỷ tuổi dậy thì

Dấu hiệu về mặt hành vi ở trẻ tự kỷ tuổi dậy thì

Dấu hiệu

Hành vi lặp đi lặp lại

Rối loạn cảm giác

Vấn đề về giấc ngủ

Biểu hiện

Vận động lặp đi lặp lại (vỗ tay, xoay tròn).

Hành vi ám ảnh với các đối tượng hoặc hoạt động cụ thể.

Khó thích nghi với thay đổi.

Nhạy cảm quá mức hoặc quá ít với các kích thích cảm giác (ánh sáng, âm thanh, xúc giác).

Khó ngủ, thức giấc thường xuyên.

Ngủ quá nhiều hoặc quá ít.


 

 

2.3 Các dấu hiệu về mặt nhận thức

Điều mà rất nhiều phụ huynh quan tâm khi con em mình mắc bệnh tự kỷ đó là khả năng nhận thức và học tập. Với trẻ tự kỷ, mức độ và biểu hiện về khả năng nhận thức của mỗi trẻ là khác nhau, tuy nhiên phần lớn chúng đều có những vấn đề khó khăn nhất định.

Dấu hiệu

Khó khăn trong việc hiểu và sử dụng ngôn ngữ

Vấn đề về trí nhớ

Khó khăn trong việc tập trung

Biểu hiện

Khó hiểu nghĩa bóng, từ ngữ trừu tượng.

Khó diễn đạt suy nghĩ và cảm xúc.

Khó nhớ các sự kiện, thông tin mới.

Dễ bị phân tán tư tưởng.

Khó hoàn thành nhiệm vụ.

2.4 Các dấu hiệu về thay đổi tâm lý 

Đến tuổi dậy thì, những thay đổi về tâm lý ở trẻ tự kỷ càng rõ ràng và khó kiểm soát hơn. Theo nghiên cứu của Eileen Crehan, Đại học Tufts, Medford, Massachusetts, Hoa kỳ, những người mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ có nhu cầu thông tin về xu hướng tình dục và bản dạng giới lớn hơn những người bình thường. Bạn có thể tham khảo một số dấu hiệu của bệnh tự kỷ ở tuổi dậy thì về thay đổi tâm lý như sau:

Dấu hiệu về mặt tâm lý ở trẻ tự kỷ tuổi dậy thì

Dấu hiệu về mặt tâm lý ở trẻ tự kỷ tuổi dậy thì
 

Dấu hiệu

Thay đổi tâm trạng

Thay đổi hành vi

Thay đổi về quan hệ với gia đình và bạn bè

Biểu hiện

Cảm thấy bối rối, lo lắng, sợ hãi.

Trầm cảm, cô đơn.

Tăng các hành vi lặp đi lặp lại.

Ham muốn tình dục mạnh mẽ

Căng thẳng trong gia đình.

Khó hòa nhập với bạn bè.

3. Những ảnh hưởng của bệnh tự kỷ ở tuổi dậy thì

Theo thống kê, khoảng 25% trẻ tự kỷ ở tuổi dậy thì có chứng động kinh và khoảng 10% - 20% có thể phát triển những hành vi tiêu cực như dễ bực mình, cáu tiết, giảm thiểu sự chú ý, năng động hoặc thụ động. 

Ngoài ra, nhiều trẻ tự kỷ bị dậy thì muộn hơn so với bạn bè cùng trang lứa, đồng thời các dấu hiệu và sự thay đổi trong cơ thể sẽ mãnh liệt và khó kiểm soát hơn. Một số dấu hiệu của bệnh tự kỷ ở tuổi dậy cho thấy trẻ có thể bị chu kỳ kinh nguyệt không đều, các triệu chứng đau và thay đổi tâm trạng, tâm sinh lỹ rõ ràng hơn.  

Một số ảnh hưởng của bệnh tự kỷ ở tuổi dậy thì

Một số ảnh hưởng của bệnh tự kỷ ở tuổi dậy thì

Ngoài những thay đổi về thể chất, trẻ tự kỷ còn gặp nhiều khó khăn trong vấn đề cảm xúc và suy nghĩ. Nhiều trẻ sẽ cảm thấy tự ti vì khác biệt của mình và khó chia sẻ cho người khác. từ đó càng cô lập và không muốn giao tiếp với bên ngoài.     

4. Các triệu chứng của bệnh tự kỷ có trở nên trầm trọng hơn khi dậy thì không?

Dấu hiệu của bệnh tự kỷ ở tuổi dậy và các triệu chứng có thể thay đổi khi trẻ bước vào giai đoạn dậy thì nhưng mức độ có trầm trọng hơn không là tùy từng trường hợp. Sự thay đổi này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đặc điểm riêng của từng trẻ, môi trường sống và hỗ trợ từ gia đình và xã hội.

Các triệu chứng của bệnh tự kỷ có trở nên trầm trọng hơn khi dậy thì không?

Các triệu chứng của bệnh tự kỷ có trở nên trầm trọng hơn khi dậy thì không?

Một số thay đổi thường gặp khi trẻ tự kỷ bước vào giai đoạn dậy thì :

  • Biến động cảm xúc: Hormone dậy thì có thể gây ra sự thay đổi cảm xúc mạnh mẽ hơn như lo âu, căng thẳng, thay đổi tâm trạng bất thường,....
  • Khó khăn về giao tiếp và tương tác xã hội: Ở tuổi dậy thì, các kỹ năng xã hội trở nên phức tạp hơn và trẻ tự kỷ có thể gặp nhiều khó khăn hơn trong việc hiểu và thực hiện các hành vi xã hội phù hợp.
  • Hành vi bộc phát: Một số trẻ tự kỷ có thể trở nên bướng bỉnh hoặc có các hành vi bộc phát, đặc biệt khi họ gặp căng thẳng hoặc không thể diễn đạt cảm xúc.
  • Tăng nhận thức về sự khác biệt: Khi lớn lên, một số trẻ tự kỷ bắt đầu nhận thức rõ hơn về sự khác biệt của mình so với bạn bè đồng trang lứa, có thể gây ra lo âu, căng thẳng và cảm giác cô đơn.

5. Trẻ tự kỷ có dậy thì sớm hơn không?

Trẻ tự kỷ có dậy thì sớm hơn hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, tuy nhiên giai đoạn dậy thì của trẻ tự kỷ thường diễn ra trong khung thời gian tương tự như những đứa trẻ khác. 

Giải đáp Trẻ tự kỷ có dậy thì sớm hơn không

Giải đáp Trẻ tự kỷ có dậy thì sớm hơn không

Một số nghiên cứu cho thấy dấu hiệu của bệnh tự kỷ ở tuổi dậy có thể có sự khác biệt về nội tiết tố hoặc quá trình phát triển nội tiết tố nhưng điều này không đồng nghĩa với việc trẻ tự kỷ sẽ dậy thì sớm hơn. Ngoài ra, mức độ phát triển thể chất của trẻ tự kỷ cũng có thể khác so với trẻ em khác, nhưng điều này cũng không quyết định đến việc trẻ dậy thì sớm hơn.

6. Hormone ảnh hưởng đến bệnh tự kỷ như thế nào

Ở tuổi dậy thì, hormone trong cơ thể có thể ảnh hưởng đến các triệu chứng và dấu hiệu của bệnh tự kỷ ở tuổi dậy theo nhiều cách khác nhau, cụ thể như sau:

Hormone ảnh hưởng đến bệnh tự kỷ 

Hormone ảnh hưởng đến bệnh tự kỷ 

  • Hormone tăng trưởng: Sự thay đổi trong hormone tăng trưởng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ tự kỷ, đặc biệt là trong việc vận đồng và phát triển cơ bắp.
  • Estrogen và Progesterone (ở bé gái): Các hormone sinh dục nữ này đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của cơ thể và có thể ảnh hưởng đến cảm xúc và hành vi. Sự thay đổi nồng độ Estrogen và Progesterone trong thời kỳ dậy thì có thể ảnh hưởng đến sự điều chỉnh cảm xúc và hành vi ở trẻ tự kỷ.
  • Testosterone (ở bé trai): Testosterone ảnh hưởng đến sự phát triển cơ thể và tâm lý trong thời kỳ dậy thì. Sự thay đổi nồng độ Testosterone có thể ảnh hưởng đến cảm xúc, hành vi xã hội và sự nhạy cảm của trẻ tự kỷ.
  • Cortisol: Hormone này liên quan đến phản ứng căng thẳng và có thể ảnh hưởng đến sự điều chỉnh cảm xúc và hành vi. Trong thời kỳ dậy thì, mức cortisol có thể tăng lên do căng thẳng và thay đổi tâm lý, điều này có thể làm tăng các triệu chứng tự kỷ.

7. Làm thế nào để hỗ trợ con bạn mắc chứng tự kỷ trong tuổi dậy thì

Khi nhận thấy các dấu hiệu của bệnh tự kỷ ở tuổi dậy thì, gia đình và người thân cần hỗ trợ trẻ để giảm bớt các triệu chứng xấu có thể xảy ra, cụ thể như sau:

Cách hỗ trợ con mắc chứng tự kỷ trong tuổi dậy thì

Cách hỗ trợ con mắc chứng tự kỷ trong tuổi dậy thì

  • Tạo môi trường an toàn và ổn định: Tuổi dậy thì thường đi kèm với nhiều thay đổi về tâm lý và cảm xúc. Do đó, một môi trường ổn định và an toàn có thể giúp trẻ cảm thấy được bảo vệ và giảm lo âu.
  • Giúp trẻ hiểu và quản lý sự thay đổi cơ thể: Tuổi dậy thì có thể mang lại nhiều thay đổi về cơ thể mà trẻ có thể cảm thấy khó khăn để hiểu và chấp nhận. Khi đó, cha mẹ cần giải thích cho trẻ về những thay đổi này một cách rõ ràng và phù hợp với độ tuổi.
  • Giúp trẻ phát triển kỹ năng tự lập: Hãy giúp trẻ phát triển các kỹ năng tự lập cần thiết cho cuộc sống hàng ngày như tự chăm sóc bản thân, quản lý tài chính, làm việc nhà, chuẩn bị cho tương lai,...
  • Xây dựng và duy trì mối quan hệ tích cực: Duy trì một mối quan hệ tích cực và hỗ trợ với trẻ có thể giúp trẻ cảm thấy được yêu thương và hiểu rõ hơn về bản thân mình.
  • Liên lạc với nhà trường và các chuyên gia để mọi người hiểu rõ tình trạng của trẻ và sẵn sàng giúp đỡ khi cần thiết. 

>> Bố mẹ ơi, LƯU NGAY: Tìm hiểu các phương pháp trị liệu cho trẻ tự kỷ hiệu quả nhất hiện nay

Trên đây, Miraicare đã giúp bạn nhận biết các dấu hiệu của bệnh tự kỷ ở tuổi dậy thì và giải đáp các thông tin quan trọng. Đây đều là những kiến thức rất hữu ích với các bậc phụ huynh để giúp con em mình dễ dàng kiểm soát và ứng phó với những thay đổi của cơ thể trong tuổi dậy thì.

Tham khảo: 

https://www.thetreetop.com/aba-therapy/autism-and-puberty

https://raisingchildren.net.au/autism/learning-about-autism/assessment-diagnosis/signs-of-asd-in-teens