Nhận Biết Dấu Hiệu Đột Quỵ Ở Người Trẻ Và Những Nguyên Nhân Cần Biết
Tác giả: Ngô Thị Thúy An
Hiện nay, bệnh đột quỵ ngày càng có xu hướng trẻ hóa, do đó các dấu hiệu đột quỵ ở người trẻ rất được mọi người quan tâm. Do đó, Miracare đã tổng hợp các nguyên nhân và dấu hiệu thường gặp, bạn hãy ghi nhớ để phòng tránh và sớm phát hiện ra tình trạng bệnh nhé.
>> Tìm hiểu:Đột quỵ là gì? Triệu chứng bệnh phát tác và cách phòng ngừa
1. Tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ Việt Nam hiện nay
Đột quỵ hay còn gọi là Tai biến mạch máu não là một bệnh lý nghiêm trọng xảy ra khi mạch máu trong não của con người bị tắc nghẽn hoặc vỡ. Lúc này, não bộ không nhận đủ oxy, chất dinh dưỡng để cung cấp cho các tế bào dẫn đến ngừng lưu thông máu. Từ đó, gây ra tổn thương cho các tế bào não hoặc một phần não do bị thiếu máu. Đây là tình trạng rất nguy hiểm, nếu không được phát hiện ra các dấu hiệu đột quỵ ở người trẻ và sơ cứu kịp thời có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong ngay lập tức.
Tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ Việt Nam hiện nay
Theo cập nhật mới nhất của Miracare từ thống kê của Bộ y tế, tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ tăng khoảng 2% mỗi năm. Trong đó, 1/3 số trường hợp đột quỵ ở người trẻ và người trung niên, đặc biệt tỷ lệ nam giới mắc bệnh cao gấp 4 lần nữ giới.
“Điều chỉnh các yếu tố nguy cơlà bước quan trọng nhất bạn có thể thực hiện để ngăn ngừa đột quỵ khi còn trẻ”, Tiến sĩ Buletko lưu ý. “Hãy chủ động duy trì lối sống lành mạnh để bạn không gặp phải các yếu tố nguy cơ mắc bệnh đột quỵ sớm. Và nếu bạn có tình trạng di truyền đã biết, hãy theo dõi thường xuyên với bác sĩ”.
Hiện nay nguyên nhân đột quỵ ở người trẻ tuổi có 2 loại chính:
- Đột quỵ do xuất huyết não: Chiếm khoảng 15% các trường hợp đột quỵ và có tỷ lệ tử vong cao. Tình trạng này xảy ra do thành động mạch bị xơ cứng và xuất hiện vết nứt, vỡ khiến máu bị chảy ra bên ngoài.
- Đột quỵ do thiếu máu não cục bộ: Chiếm khoảng 85% các trường hợp đột quỵ. Nguyên nhân là do cục có máu đông làm cản trở hoặc tắc nghẽn dòng máu di chuyển đến não.
>> [LƯU NGAY]: Nhữngđối tượng nào có nguy cơ cao bị đột quỵ?
2. Những dấu hiệu đột quỵ ở người trẻ cần LƯU NGAY
Theo Hội Đột quỵ thế giới, các dấu hiệu đột quỵ ở người trẻ tuổi khá rõ ràng, tuy nhiên một số trường hợp thường giống với các triệu chứng bệnh thông thường nên nhiều người chủ quan. Bạn có thể tham khảo và lưu ngay một số dấu hiệu thường thấy như:
Những dấu hiệu đột quỵ ở người trẻ
- Bị yếu hoặc liệt một bên cơ thể mặt, cánh tay, chân
- Giọng nói thay đổi, miệng méo mó, khó nói chuyện hoặc nói dính chữ khó nghe
- Mờ hoặc mất thị lực ở một bên hoặc cả hai bên mắt
- Cơ thể mất thăng bằng, cảm giác hoa mắt, chóng mặt
- Đau đầu dữ dội không thuyên giảm và cũng không rõ nguyên nhân.
3. Nguyên nhân đột quỵ ở người trẻ tuổi
Theo Bác sĩ, Thạc sĩ Đoàn Thị Ngọc Hà, Viện Y học Ứng dụng Việt Nam chia sẻ: Trước đây, đột quỵ thường xảy ra ở những người trung niên nhưng ngày nay lại phổ biến nhiều hơn ở người trẻ, đặc biệt là lứa tuổi 20-30 tuổi. Một số nguyên nhân gây ra các dấu hiệu đột quỵ ở người trẻ tuổi như:
3.1 Dị dạng mạch máu não
Dị dạng mạch máu não là tình trạng xuất hiện những dấu hiệu phát triển bất thường ở mạch máu não. Đây là nguyên nhân gây ra xuất huyết não, do đó nếu không được sơ cứu và điều trị kịp thời bệnh nhân sẽ rất nguy hiểm, thậm chí là tử vong.
3.2 Rối loạn chuyển hóa mỡ máu
Rối loạn chuyển hóa gây mỡ máu cao có thể làm tích tụ máu trong thành động mạch, dẫn đến xơ vữa, tắc nghẽn mạch máu, làm giảm hoặc ngăn chặn lưu lượng máu đến não. Đồng thời nó còn gây ra các bệnh lý khác như tăng huyết áp, tiểu đường, tim mạch làm nguyên nhân gây đột quỵ.
Rối loạn chuyển hóa mỡ máu gây đột quỵ
3.3 Béo phì, lười vận động
Một dấu hiệu đột quỵ ở người trẻ đó là béo phì, lười vận động dẫn đến tăng cân nhanh chóng làm tăng mỡ máu, tăng cholesterol gây tắc nghẽn động mạch và đột quỵ. Đồng thời, nó cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý khác như bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch và rối loạn lipid máu làm tăng nguy cơ đột quỵ.
3.4 Hút thuốc lá thường xuyên
Thuốc lá có chứa hơn 7000 chất độc hại, đồng thời đây cũng là một chất kích thích nguy hiểm. Do đó nếu hút thuốc lá thường xuyên sẽ ảnh hưởng rất lớn tới tim, phổi, làm tổn thương mạch máu não và gây xơ vữa mạch máu.
Thống kê cũng đã cho thấy, có khoảng 50% số ca đột quỵ ở độ tuổi thanh thiếu niên đều hút thuốc lá. Ngoài ra, cũng có rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh tác động của thuốc lá tới các dấu hiệu đột quỵ ở người trẻ.
3.5 Tăng huyết áp và đái tháo đường
Thói quen ăn uống không lành mạnh, ăn nhiều đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ, đường, bánh ngọt,... khiến cơ thể đối mặt với nhiều bệnh lý nguy hiểm, đặc biệt là đột quỵ. Theo kết quả nghiên cứu, 30% người trẻ tuổi bị đột quỵ là do đái tháo đường và 10% là do bệnh tăng huyết áp.
3.6 Làm việc quá sức
Đây là một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ tuổi ngày càng tăng cao. Những căng thẳng, mệt mỏi trong và áp lực trong công việc khiến người trẻ mất ngủ, huyết áp tăng cao, tim co bóp mạnh dẫn tới đột quỵ.
Làm việc quá sức gây đột quỵ
3.7 Sử dụng chất kích thích
Các chất kích thích như rượu, bia, cà phê,... ảnh hưởng lớn tới mạch máu và hệ thần kinh. Chúng làm tăng huyết áp đột ngột, tác động đến tim, mạch máu và tăng nguy cơ hình thành cục máu đông gây ra các dấu hiệu đột quỵ ở người trẻ.
3.8 Sử dụng thuốc tránh thai
Sử dụng thuốc tránh thai là một trong những nguyên nhân gây bệnh đột quỵ ở nữ giới. Lý do là bởi trong thuốc tránh thai có chứa chất estrogen làm tăng khả năng đông máu và tăng huyết áp. Do đó, nếu sử dụng uống thuốc tránh thai thường xuyên với liều lượng cao hoặc không dùng đúng theo chỉ định của bác sĩ thì có thể gây đột quỵ do thiếu máu cục bộ.
4. Các biến chứng đột quỵ ở người trẻ tuổi
Mọi người không chỉ cần quan tâm các dấu hiệu đột quỵ ở người trẻ tuổi mà còn cần phải biết các biến chứng nguy hiểm để sớm phát hiện và điều trị kịp thời.
Các biến chứng đột quỵ ở người trẻ tuổi
- Yếu hoặc tê liệt tay, chân khó khăn trong di chuyển, vận động
- Suy giảm trí nhớ, rối loạn tư duy và không kiểm soát được tâm trạng
- Khó nuốt khiến thức ăn đi đến phổi gây bệnh viêm phổi
- Tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đau tim, xơ vữa động mạch,...
- Lên cơn động kinh, không kiểm soát được đại tiện, tiểu tiện
- Rối loạn thị giác, mất thị lực ở 1 hoặc 2 bên mắt
5. Cần làm gì để phòng ngừa đột quỵ ở người trẻ tuổi?
Phòng ngừa đột quỵ ở người trẻ là vô cùng cần thiết, do đó mọi người cần lưu ý một số điều sau:
Chạy bộ giúp phòng ngừa đột quỵ ở người trẻ
- Xây dựng lối sống lành mạnh, vận động thể dục thường xuyên, đồng thời hạn chế ăn đồ ăn nhanh, đồ ngọt, đồ nhiều dầu mỡ
- Không nên hút thuốc lá, uống nhiều bia, rượu, các chất kích thích
- Khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện các dấu hiệu đột quỵ ở người trẻ
- Không nên lạm dụng thuốc tránh thai ở phụ nữ
- Kiểm soát bệnh tiểu đường, bệnh đường huyết
- Cân bằng giữa công việc và vui chơi, giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi
Hiện nay, điều trị đột quỵ thường được tiến hành với phương pháp phẫu thuật, dùng thuốc, can thiệp nội mạch,... Ngoài ra, các chuyên gia đang tiến hành nghiên cứu liệu pháp tế bào gốc trong điều trị đột quỵ để nhanh chóng giảm các triệu chứng và nguy cơ biến chứng. Theo thử nghiệm của Đại học Stanford trên 18 bệnh nhân bị đột quỵ từ 6 tháng đến 3 năm, kết quả ban đầu cho thấy tất cả đều có những chuyển biến tích cực về cải thiện chức năng cơ thể.
Trên đây, Miraicare đã giúp giới thiệu đến bạn các thông tin về dấu hiệu đột quỵ ở người trẻ tuổi. Đây là một căn bệnh nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao, do đó bạn hãy ghi nhớ các cách phòng ngừa như trên để bảo vệ sức khỏe và tránh nguy cơ mắc bệnh.
Bài viết phổ biến khác