Đột quỵ và tai biến có giống nhau không? Cách phòng ngừa
Tác giả: Ngô Thị Thúy An
Khá nhiều người thắc mắc đột quỵ và tai biến có giống nhau không? Trong bài viết dưới đây, Mirai Care sẽ giải đáp đến bạn vấn đề này, cùng dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa đột quỵ, tai biến.
1. Bệnh đột quỵ và tai biến có giống nhau không?
Đột quỵ và tai biến có giống nhau. Đây là một bệnh lý cấp tính chỉ tình trạng tổn thương não hoặc các dây thần kinh xảy ra đột ngột. Các dấu hiệu của bệnh tập trung ở một vùng trong cơ thể, tồn tại quá 24 giờ hoặc người bệnh sẽ tử vong trong 24 giờ. Nguyên nhân của tai biến và đột quỵ là tắc nghẽn mạch máu não (do tự phát hoặc thứ phát như chấn thương sọ não, tai nạn,...).
>> [GIẢI ĐÁP]: Đối tượng nào có nguy cơ cao bị đột quỵ? Bạn có nằm trong số này?
Đột quỵ và tai biến là hai bệnh giống nhau
Tuy nhiên, dựa trên cách gọi tên, tai biến và đột quỵ có điểm khác nhau như sau:
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Dấu hiệu nhận biết tai biến mạch máu não
3 giờ sau khi các triệu chứng đầu tiên của tai biến mạch máu não xuất hiện là khung giờ vàng để cấp cứu bệnh nhân. Chính vì vậy, việc nắm được dấu hiệu của đột quỵ rất quan trọng, bao gồm:
Dấu hiệu nhận biết tai biến hay đột quỵ
- F (Face): Gương mặt bị méo sang một bên, đặc biệt là khi cười, nụ cười và nhân trung bị lệch.
- A (Arm): Một cánh tay bị suy yếu hoặc mất chức năng, cầm đồ không chắc, hay bị rơi xuống.
- S (Speech): Yêu cầu người bệnh nói lặp lại một cụm từ đơn giản xem có nói được không. Người đột quỵ sẽ nói lắp và khó hiểu.
- T (Time): Khi bệnh nhân có biểu hiện trên, hãy nhanh chóng gọi cấp cứu 115 để được can thiệp kịp thời.
>> Tìm hiểu: Đột quỵ là gì? Triệu chứng bệnh phát tác và cách phòng ngừa
3. Các loại đột quỵ (tai biến mạch máu não)
Có 2 loại đột quỵ mà bạn cần nắm được đó là: đột quỵ do nhồi máu não và do xuất huyết não.
3.1 Đột quỵ do nhồi máu não (thiếu máu cục bộ não)
Đột quỵ cho thiếu máu cục bộ não chiếm phần lớn từ 85% đến 90%, gây ra tình trạng thiếu oxy và chết não. Theo CDC, 87% nguyên căn của đột quỵ là do thiếu máu não cục bộ, tức là do các động mạch cung cấp máu đến não bị thu hẹp hoặc tắc nghẽn, do cục máu đông. Các cụ máu đông này hình thành do mảng bám xơ vữa động mạch vỡ ra.
Đột quỵ do thiếu máu lên não chiếm phần lớn các ca đột quỵ
3.2 Đột quỵ do xuất huyết não (chảy máu não)
Theo Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ, đột quỵ do xuất huyết não chiếm 13% các ca đột quỵ hiện nay. Bệnh xảy ra khi động mạch máu não hoặc mạch máu não bị vỡ. Máu chảy ra tạo nên áp lực trong hộp sọ, chèn ép và làm hỏng các tế bào và mô não.
4. Biến chứng nghiêm trọng của tai biến mạch máu não (đột quỵ)
Đột quỵ và tai biến là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm bởi nếu không được cấp cứu kịp thời, người bệnh sẽ phải đối mặt với những biến chứng dưới đây:
- Một vùng nhu mô não bị tổn thương nặng nề, nguy hiểm hơn là hoại tử một vùng tế bào, gây ra mất chức năng vĩnh viễn.
- Phù nề não
- Viêm phổi: Người bệnh đột quỵ thường gặp vấn đề về nuốt, do đó thức ăn dễ rơi vào phổi, dẫn đến viêm phổi.
- Đau tim: Tai biến có thể đến từ xơ vỡ động mạch. Do đó, người bệnh có thể bị đau tim do tồn tại của màng xơ vữa.
- Trầm cảm:
5. Làm thế nào để phòng ngừa đột quỵ và tai biến mạch máu não?
Bạn có thể phòng ngừa đột quỵ qua những cách sau:
Cách phòng ngừa đột quỵ và tai biến mạch máu não
- Kiểm soát các yếu tố dẫn đến đột quỵ như: tiểu đường, tim mạch, tăng huyết áp,... Bạn nên đi khám bác sĩ định kỳ để nhận ra những rủi ro tai biến này, sau đó tuân thủ liệu trình điều trị được đưa ra.
- Chế độ ăn uống khoa học: giàu chất đạm, vitamin,.. hạn chế chất béo, đồ ăn chiên rán, đồ ăn nhanh, đồ uống có cồn, không sử dụng chất kích thích.
- Chăm chỉ tập luyện thể dục thể thao, mỗi ngày khoảng 30 phút, mỗi tuần ít nhất 5 ngày.
- Thường xuyên theo dõi và kiểm soát cân nặng để tránh béo phí.
- Uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Thường xuyên khám sức khỏe định kỳ để phát hiện kịp thời những yếu tố có thể gây đột quỵ.
Trên đây là giải đáp của Mirai Care về thắc mắc đột quỵ và tai biến có giống nhau không. Đây là hai cách gọi của cùng một căn bệnh, rất nguy hiểm vì có thể cướp đi sinh mạng của người bệnh. Chình vì vậy, hãy lưu ý những dấu hiệu nhận biết cùng cách phòng ngừa tai biến mà Mirai Care chia sẻ nhé.
Nguồn tham khảo:
- https://www.heart.org/en/healthy-living/healthy-lifestyle/prevent-heart-disease-and-stroke
Bài viết phổ biến khác