Khả năng nhận thức của trẻ tự kỷ: Khám phá thế giới bên trong
Tác giả: Ngô Thị Thúy An , bài viết được tư vấn chuyên môn bởi: BÁC SĨ TAKAHIRO HONDA (Pajili) Giám đốc Viện Nghiên cứu Điều trị Cấy ghép Tế bào Gốc Tokyo (TSRI)
Nội dung bài viết:
Trẻ tự kỷ thường có xu hướng phát triển nhận thức khác với bình thường. Khả năng nhận thức của trẻ tự kỷ thường biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau, từ tiếp nhận và xử lý thông tin chậm đến phát triển vượt bậc trong một số lĩnh vực. Bài viết dưới đây Mirai Care sẽ chia sẻ cho các bậc phụ huynh mức độ nhận thức và khả năng của trẻ tự kỷ cách chi nhất nhất.
1. Mức độ tự kỷ và mức độ phát triển của trẻ tự kỷ
Rối loạn phổ tự kỷ còn được gọi tắt với thuật ngữ ASD. Theo Chẩn đoán và Thống kê Cẩm nang các Rối loạn Tâm thần, phiên bản thứ 5 (DSM-5), ASD được chia thành một phổ và không có các phân loại rời rạc. Dưới đây là bảng tổng hợp các mức độ của rối loạn phổ tự kỷ:
Các mức độ phát triển của bệnh tự kỷ
Tuy nhiên, để thuận tiện cho việc mô tả, rối loạn tự kỷ được chia thành 3 mức độ cơ bản:
- Mức độ 1 - tự kỷ nhẹ:Tỷ lệ trẻ phát triển bình thường chiếm đến 53,3%, chậm phát triển chiếm 20%. Ở mức độ 1, trẻ thường có những triệu chứng rõ ràng về tiếp nhận và xử lý thông tin, thường có những hành vi hạn chế và lặp đi, lặp lại thường xuyên.
- Mức độ 2 - tự kỷ nặng:Tỷ lệ trẻ phát triển bình thường là 3,7%, chậm phát triển lên đến 77,8%. Ở mức độ này, khả năng nhận thức của trẻ tự kỷ tương đối kém, gặp khó khăn trong giao tiếp xã hội, kiểm soát hành vi.
- Mức độ 3 - tự kỷ rất nặng:Tỷ lệ trẻ chậm phát triển là 100%, cần hỗ trợ nhiều trong các hoạt động hàng ngày. Ở mức độ này, các bé thường mất khả năng giao tiếp xã hội, khó kiểm soát hành vi, có những hành động lặp đi lặp lại, gây nguy hiểm cho bản thân.
Rối loạn phổ tự kỷ mức độ 3 trẻ thường chậm phát triển
2. Khả năng nhận thức của trẻ tự kỷ
Trẻ tự kỷ thường có xu hướng phát triển khác với bình thường. Tuy gặp nhiều khó khăn trong việc tương tác xã hội nhưng trẻ lại sở hữu khả năng nhận thức đặc biệt, được thể hiện qua các đặc điểm khác nhau:
2.1. Nhận thức sự vật của trẻ tự kỷ
Khả năng nhận thức của trẻ tự kỷ về sự vật xung quanh được thể hiện qua các đặc điểm:
- Tập trung vào tiểu tiết thay vì tổng thể
Đa phần, trẻ tự kỷ thường chỉ tập trung vào một tiểu tiết trong tổng thể thay vì nhìn nhận sự vật cách tổng quát. Điều này gây khó khăn cho bé trong quá trình tiếp nhận và xử lý thông tin, dẫn đến tình trạng bỏ qua nhiều thông tin quan trọng.
- Nhận biết chức năng của đồ vật
Khả năng nhận thức này giúp trẻ nhận biết rõ chức năng, công dụng của đồ vật xung quanh. Ví dụ, mũ để làm gì, nón để làm gì, cây viết dùng trong việc gì,... Theo các nghiên cứu liên quan cho thấy khả năng nhận thức kém ở trẻ tự kỷ lên đến 81.7%, trẻ bình thường chỉ chiếm 1.5%. Trẻ tự kỷ vẫn có khả năng nhận biết công dụng của đồ vật nhưng chỉ dừng lại ở cấp độ dễ.
- Gắn bó mạnh mẽ với một số đồ vật nhất định
Đa phần, trẻ tự kỷ luôn nhận biết được sự quen thuộc của đồ vật. Qua đó, có niềm yêu thích và gắn bó đặc biệt với một số đồ vật nhất định.
Trẻ tự kỷ có khả năng nhận biết đồ vật kém
2.2 Nhận thức hiện tượng ở trẻ tự kỷ
Khả năng nhận thức của trẻ tự kỷ về các hiện tượng xung quanh tương đối kém. Bé thường có thói quen lơ đãng, khó tập trung và không quan tâm đến sự việc, nhận biết hiện tượng xung quanh. Đặc điểm của khả năng nhận thức hiện tượng của trẻ tự kỷ được biểu hiện cụ thể như sau:
- Có khả năng nhận biết hiện tượng tự nhiên
Trẻ tự kỷ vẫn có khả năng nhận thức một số hiện tượng tự nhiên như: Mưa, nắng, sấm, sét,... Đặc biệt, bé thường có sự nhạy cảm với những hiện tượng có âm thanh lớn như: sấm, sét, trời gầm,... Khi phát hiện những âm thanh trên, trẻ thường có cảm giác sợ hãi, chạy trốn vào nơi an toàn.
- Gặp khó khăn trong việc xử lý tình huống
Đây được xem là một trong những khả năng ứng phó với những tình huống thường ngày như: Bị tấn công, bị la mắng, được người khác nhờ giúp đỡ,... Theo thống kê của TS. Ngô Xuân Điệp - Trưởng Khoa tâm lý học, ĐHKHXH&NV Tp. HCM cho thấy: Phần trăm xử lý tình huống kém ở trẻ bình thường là 1.5%, trẻ tự kỷ là 21.2%. Phần lớn trẻ tự kỷ thường khó nhận biết sự việc, hiện tượng xung quanh và khó ứng phó với chúng.
- Không hiểu được những quy tắc xã hội
Phần lớn trẻ tự kỷ không hiểu rõ những quy tắc xã hội như: Giữ trật tự ở nơi công cộng, xây dựng mối quan hệ, giao tiếp với người xung quanh,...
Trẻ bị chứng phổ tự kỷ có khả năng tương tác xã hội kém
2.3 Khả năng gọi tên sự vật
Trẻ tự kỷ có khả năng gọi tên các sự vật tương đối kém, bé thường khó nhớ được mọi loại đồ vật. Đặc biệt, khả năng nhận thức của trẻ tự kỷ về tên đồ vật còn được biểu hiện ở một số đặc điểm nổi bật như:
- Khả năng nhận biết chủng loại
Quá trình nhận biết chủng loại là quá trình trẻ cần huy động trí nhớ và thực hiện mọi thao tác tư duy như: Phân tích, tổng hợp, khái quát hóa,... Theo nghiên cứu của TS. Ngô Xuân Điệp, khả năng nhận biết chủng loại của trẻ tự kỷ ở mức độ kém chiếm đến 78.7%. Bé thường khó nhận biết chủng loại và gọi tên đồ vật.
- Khả năng sử dụng đồ vật
Trẻ tự kỷ thường có khả năng thao tác và sử dụng một số đồ vật đơn giản như: Đóng/ mở cửa, bật tivi, sử dụng điện thoại di động,... Thống kê của TS. Ngô Xuân Điệp cho ra kết quả: 51% trẻ tự kỷ có khả năng sử dụng rất tốt đồ đạc, 43.3% sử dụng tốt và 4.8% sử dụng trung bình. Như vậy, trẻ tự kỷ vẫn có khả năng sử dụng đồ vật, đặc biệt là máy vi tính và điện thoại di động.
- Khả năng gọi tên sự vật theo hướng dẫn của phụ huynh
Trẻ tự kỷ có khuynh hướng lặp lại tên những sự vật theo hướng dẫn của phụ huynh. Tuy nhiên, mức độ trẻ tự kỷ tự động lặp lại tên đồ vật tương đối thấp, chỉ 1% trẻ tự kỷ có khả năng học gọi tên sự vật ở mức độ tốt.
Trẻ tự kỷ khó nhận biết và gọi tên đồ vật
2.4. Nhận thức chung
Trẻ tự kỷ thường có xu hướng tiếp nhận và phân tích thông tin theo hướng tiểu tiết, rối loạn trong việc xử lý thông tin. Tuy nhiên, một số trẻ lại có xu hướng gây nhớ tốt những thông tin như: Con số, lịch trình hoặc các tiểu tiết nhỏ trong từng bộ phim. Trong một số trường hợp, trí nhớ của trẻ tự kỷ được đánh giá tốt hơn trẻ bình thường.
3. Tác động của các đặc điểm nhận thức đến cuộc sống của trẻ
Khả năng nhận thức của trẻ tự kỷ tác động trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày, cụ thể như:
3.1. Ảnh hưởng đến quá trình học tập
Trẻ tự kỷ thường gặp nhiều vấn đề liên quan đến đọc, viết, tương tác với xã hội. Từ đó, ảnh hưởng đến quá trình học tập của bé, gây nên nhiều khó khăn:
- Khó khăn trong việc tiếp nhận và xử lý thông tin, dẫn đến học kém những môn như: Ngữ văn, Toán học, Tiếng Anh,...
- Trẻ tự kỷ thường gặp nhiều vấn đề liên quan đến tương tác xã hội. Điều này gây nên nhiều khó khăn khi thích nghi với môi trường học đường.
- Tính tập trung kém, dễ phản ứng thái quá trong mọi tình huống gây nhiều khó khăn trong học tập như: Khó học thuộc bài, làm bài tập, viết bài chậm,...
Trẻ bị chứng phổ tự kỷ thường gặp nhiều khó khăn trong việc học tập
3.2. Ảnh hưởng đến cuộc sống xã hội
Đa phần, trẻ tự kỷ thường gặp nhiều vấn đề đến giao tiếp, điều khiển cảm xúc. Khả năng nhận thức của trẻ tự kỷ liên quan đến giao tiếp, tương tác xã hội kém khiến trẻ khó kết bạn.
Đặc biệt, trẻ luôn gặp khó khăn trong việc nhận biết và biểu đạt cảm xúc của mình, cũng như hiểu cảm xúc của người khác. Điều này gây nên nhiều xung đột trong mối quan hệ. Qua đó, dẫn đến tình trạng bé tự cô lập chính mình, khó tương tác với xã hội.
3.3 Ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày
Một số trẻ bị chứng rối loạn phổ tự kỷ nặng thường không có khả năng tự phục vụ bản thân như: Tự rửa tay, tự mặc quần áo, mang giày, tự đi vệ sinh, tự xúc ăn,... Điều này gây khó khăn trong những sinh hoạt hàng ngày.
Ngoài ra, nhiều trẻ tự kỷ thường có khả năng lặp đi lặp lại những hành động bản thân thấy an toàn như: Vỗ tay, xoay tròn, lắc đầu,... Việc thực hiện liên tục những hành vi này cũng có thể gây cản trở cuộc sống hàng ngày của trẻ.
Khả năng nhận thức kém của trẻ ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày
4. Phương pháp hỗ trợ trẻ tự kỷ cải thiện khả năng nhận thức
Rối loạn phổ tự kỷ được phát hiện sớm sẽ giúp cải thiện khả năng nhận thức của trẻ tự kỷ một cách tối đa. Điều này giúp bé phát triển bình thường, dễ dàng hòa nhập với xã hội. Dưới đây là những pháp hỗ trợ cải thiện nhu cầu và khả năng của trẻ tự kỷ:
4.1. Liệu pháp tế bào gốc tủy xương
Liệu pháp tế bào gốc tủy xương giúp tái tạo và phục hồi các tế bào thần kinh bị tổn thương một cách hiệu quả. Phương pháp này thường sử dụng tế bào gốc có nguồn gốc tủy xương tự thân tiêm vào tĩnh mạch. Các tế bào gốc tự thân này sẽ giúp tái tạo các tế bào cơ tim, não và tế bào thần kinh phục hồi kém.
Với tác dụng tái tạo tế bào tổn thương, liệu pháp tế bào gốc tủy xương là phương pháp điều trị các bệnh rối loạn thần kinh được ưa chuộng nhất. Theo thống kê của viện nghiên cứu và điều trị cấy ghép tế bào gốc Tokyo, tỷ lệ bệnh nhân tự kỷ hồi phục bằng liệu pháp tế bào gốc đạt con số trên 90%.
"Can thiệp sớm là chìa khóa quan trọng để giúp trẻ tự kỷ phát triển toàn diện". Như chị Ngô Thị Thúy An - Chuyên viên tư vấn cấp cao của Miraicare đã chia sẻ, đừng để đến khi quá muộn mới nhận ra điều đó.
Sứ mệnh của đội ngũ lãnh đạo và nhân viên Miraicare hy vọng rằng: Điều trị tự kỷ bằng tế bào gốc Nhật Bản sẽ mở ra hy vọng cho hàng triệu trẻ em tự kỷ tại Việt Nam, giúp các em có một tương lai tươi sáng hơn.
Khắc phục khả năng nhận thức của trẻ tự kỷ bằng liệu pháp tế bào gốc tủy xương
4.2. Cho trẻ đi học ở các lớp cho trẻ đặc biệt
Để cải thiện khả năng nhận thức của trẻ tự kỷ, nhiều phụ huynh thường cho bé theo học ở các lớp đặc biệt. Phương pháp này mang đến nhiều ưu điểm nổi bật:
- Các lớp học đặc biệt này thường có sĩ số nhỏ, giúp giáo viên có thể dành nhiều thời gian và sự quan tâm hơn cho từng trẻ.
- Chương trình học cũng được thiết kế riêng để phù hợp với nhu cầu và khả năng của từng trẻ, giúp trẻ học tập hiệu quả hơn.
- Giáo viên trong các lớp học đặc biệt được đào tạo chuyên sâu về các phương pháp dạy học phù hợp với trẻ tự kỷ, như: ABA (Applied Behavior Analysis), TEACCH (Treatment and Education of Autistic and related Communication handicapped Children),...
- Trẻ sẽ được hỗ trợ bởi các chuyên gia khác như nhà trị liệu ngôn ngữ, nhà trị liệu hành vi,... giúp trẻ phát triển các kỹ năng giao tiếp, xã hội và tự lập.
Những lớp học đặc biệt giúp trẻ tự kỷ cải thiện khả năng phát triển
4.3. Hỗ trợ từ gia đình
Sự hỗ trợ từ gia đình là một trong những phương pháp cải thiện khả năng nhận thức của trẻ tự kỷ hiệu quả nhất. Đa phần, các bé bị chứng rối loạn phổ tự kỷ thường rất cần tình yêu thương và sự quan tâm từ gia đình. Các bậc phụ huynh nên hỗ trợ trẻ bằng những hành động cụ thể như:
- Dành thời gian cho trẻ:Tạo ra những hoạt động vui chơi, giải trí cùng trẻ để tăng cường tình cảm gia đình.
- Giao tiếp thường xuyên:Sử dụng ngôn ngữ đơn giản, rõ ràng, kết hợp với hình ảnh, cử chỉ để giao tiếp với trẻ.
- Khen ngợi và động viên:Khen ngợi những hành vi tích cực của trẻ để khuyến khích trẻ tiếp tục cố gắng.
- Hỗ trợ trẻ rèn luyện những kỹ năng sống:Phụ huynh nên kiên nhẫn giúp trẻ luyện tập những thói quen như: Tự mặc quần áo, tự mang giày, tự đánh răng, biết lễ phép chào hỏi, biết lên tiếng khi cần sự giúp đỡ,...
- Tạo không gian sống an toàn:Loại bỏ những yếu tố gây kích thích quá mức, tạo không gian yên tĩnh và thoải mái cho trẻ.
Quá trình cải thiện khả năng nhận của trẻ tự kỷ cần có thời gian. Để trẻ tự kỷ được phát triển bình thường, phụ huynh nên kết hợp cả 3 phương pháp trên. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên có sự kiên nhẫn khi chỉ dạy, giao tiếp với bé.
Gia đình cần dành nhiều sự quan tâm hơn cho trẻ tự kỷ
Khả năng nhận thức của trẻ tự kỷcó sự khác biệt so với những trẻ bình thường. Việc nhận biết sớm những khả năng này mang đến nhiều lợi ích trong quá trình chữa trị cho bé. Hy vọng qua những thông tin được Mirai Care chia sẻ ở trên, các bậc phụ huynh sẽ hiểu rõ khả năng phát triển của trẻ tự kỷ cách chi tiết.
Bài viết phổ biến khác