phone

5 loại xét nghiệm cần làm để xác định tiểu đường tuýp 1, tuýp 2

5 loại xét nghiệm cần làm để xác định tiểu đường tuýp 1, tuýp 2

Tác giả: , bài viết được tư vấn chuyên môn bởi: TS.BS Amane Sasada Giá đốc Tokyo Cancer Clinic

Thực hiện xét nghiệm là một cách vô cùng nhanh chóng và hiệu quả để phát hiện các loại bệnh. Đặc biệt là những bệnh khó phát hiện và có biến chứng nguy hiểm như bệnh tiểu đường. Hãy cùng Mirai Care tìm hiểu 5 loại xét nghiệm cần làm để xác định tiểu đường tuýp 1, tuýp 2 trong bài viết này ngay nhé!

Nội dung bài viết


1. Tiểu đường là gì?

5 loại xét nghiệm cần làm để xác định tiểu đường tuýp 1, tuýp 2

Tiểu đường (hay còn gọi là đái tháo đường) là một loại bệnh do rối loạn chuyển hóa gây nên với biểu hiện là lượng đường trong máu luôn ở mức cao hơn bình thường. Nguyên nhân là do cơ thể thiếu hụt insulin hoặc đề kháng với insulin dẫn đến rối loạn quan trọng về chuyển hóa đường, đạm, mỡ, chất khoáng trong cơ thể.

Tùy vào từng tình trạng bệnh mà các bác sĩ chia ra làm nhiều loại bệnh tiểu đường như: tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2, tiểu đường thai kỳ.

  • Tiểu đường tuýp 1: Bệnh tiểu đường tuýp 1 là tình trạng bệnh xảy ra khi tuyến tụy sản xuất được rất ít hoặc không sản xuất được insulin dẫn đến cơ thể bị thiếu hụt insulin trầm trọng. Phần lớn tiểu đường tuýp 1 xảy ra ở trẻ em và những người dưới 20 tuổi, chiếm tỷ trọng khoảng 5 – 10% trong tổng số trường hợp mắc bệnh tiểu đường. 
  • Tiểu đường tuýp 2: Bệnh tiểu đường tuýp 2 là tình trạng bệnh xảy ra khi cơ thể không thể sử dụng insulin hoặc sử dụng insulin một cách kém hiệu quả. Có đến 90-95% những người mắc bệnh tiểu đường là tiểu đường tuýp 2 và thường xảy ra ở những người lớn tuổi nên đây còn được gọi đây là bệnh tiểu đường của người lớn tuổi. 
  • Tiểu đường thai kỳ: Bệnh tiểu đường thai kỳ là tình trạng bệnh xảy ra ở những người phụ nữ đang mang thai và thường được phát triển từ tuần thứ 24 – 28 của thai kỳ. Nếu không được điều trị kịp thời bệnh này có thể lây sang thai nhi và người mẹ có nguy cơ phát triển thành bệnh tiểu đường tuýp 2 trong tương lai.

2. Ảnh hưởng của bệnh tiểu đường đối với cơ thể

Khi mắc bệnh tiểu đường, người bệnh khó có thể tự chuyển hóa các chất ở dạng bột đường từ các thực phẩm hàng ngày để tạo ra năng lượng, tích tự lâu dần sẽ gây nên hiện tượng tăng lượng đường trong máu. 

Ngược lại, cơ thể sẽ không đủ dưỡng chất để phát triển khỏe mạnh. Nếu lượng đường trong máu luôn ở mức cao sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch, thần kinh, mắt, thận,....

Các biến chứng tiểu đường cực kỳ nguy hiểm

  • Bệnh võng mạc đái tháo đường
  • Bệnh thận đái tháo đường
  • Bệnh thần kinh đái tháo đường
  • Biến chứng mạch máu lớn liên quan xơ vữa động mạch của các mạch lớn

>>> Có thể bạn quan tâm người mắc bệnh tiểu đường sống được bao lâu

3. Khi nào bạn cần xét nghiệm tiểu đường

Thông thường, các dấu hiệu của bệnh tiểu đường là không rõ ràng và hay bị nhầm lẫn sang một số loại bệnh khác. Tuy nhiên, nếu gặp phải một số biểu hiện sau đây thì bạn cần đi xét nghiệm tiểu đường để chắc chắn hơn và kịp thời chữa trị nếu có.

  • Nhanh đói và mệt
  • Đi tiểu thường xuyên hơn và nhanh khát hơn
  • Có vết loét hoặc vết thương khó lành, thậm chí bị nhiễm trùng
  • Sút cân nhiều , mặc dù vẫn ăn uống đều đặn bình thường.
  • Giảm thị lực, mờ mắt

4. 5 loại xét nghiệm cần làm để xác định tiểu đường

4.1  Xét nghiệm định lượng HbA1C

HbA1c là một trong những chỉ số xét nghiệm quan trọng phản ánh tình trạng glucose máu để từ đó xác nhận tình trạng bệnh tiểu đường. Thông thường, bạn nên kiểm tra 1-3 lần/năm để xác định bệnh và điều trị phù hợp.

Các mức độ HbA1C phản ánh tình trạng bệnh tiểu đường:

  • Dưới 5.7%: bình thường
  • Từ 5.7-6.4%: tiền bệnh tiểu đường
  • Trên 7.4%: bệnh tiểu đường

Kết quả xét nghiệm chỉ số HbA1c càng cao thì càng nguy hiểm bởi nó chứng tỏ cơ thể tồn dư quá nhiều đường trong máu có thể dẫn đến nhiều biến chứng như: về bệnh tim mạch. tăng huyết áp, đục thủy tinh thể, …

4.2 Xét nghiệm đường niệu (Glucose nước tiểu).

Xét nghiệm đường niệu (glucose nước tiểu) là xét nghiệm nhằm định lượng glucose trong nước tiểu, nhờ vào kết quả đó mà bác sĩ có thể xác định tình trạng và mức độ bệnh tiểu đường của mỗi người. 

Ý nghĩa của xét nghiệm đường niệu:

  • Mẫu nước tiểu là 0.3 - 7mmol/ngày (đơn vị SI); 50 - 300mg/ngày: là glucose âm tính và không mắc bệnh tiểu đường. 
  • Mẫu nước tiểu cao hơn: là glucose niệu dương tính và có dấu hiệu của bệnh tiểu đường.

Kết quả xét nghiệm glucose cao phần lớn là do bệnh tiểu đường nhưng cũng có thể là do lượng glucose trong máu vẫn bình thường nhưng thận đang bị tổn thương nên không có khả năng giữ glucose lại trong máu mà thoát ra ngoài theo nước tiểu. Chứng vì thế, xét nghiệm này không chứng minh chính xác được khả năng mắc bệnh tiểu đường mà cần làm thêm một số xét nghiệm khác để chắc chắn hơn.

4.3 Định lượng glucose máu ngẫu nhiên.

Định lượng glucose trong máu (hay còn được gọi là nồng độ glucose trong máu) là chỉ số cho biết định lượng glucose hiện có trong máu, từ đó để giúp bác sĩ chẩn đoán xác định bệnh tiểu đường. Định lượng glucose trong máu là khác nhau tùy thuộc vào trạng thái cơ thể lúc đói, sau khi ăn 1-2 giờ hay trước khi đi ngủ. 

Nếu chỉ số định lượng glucose máu ngẫu nhiên tại thời điểm bất kỳ lớn hơn 200 mg/dl (11.1 mmol/l) thì có thể chẩn đoán bạn đã mắc bệnh tiểu đường.

4.4 Định lượng glucose máu lúc đói.

Định lượng glucose trong máu lúc đói là một cách kiểm tra đem lại kết quả chính xác nhất, vì thế bạn nên kiểm tra sau khi đã nhịn ăn 8 tiếng và đối chiếu với số liệu sau:. 

Chỉ số Glucose trong lúc đói:

  • Dưới 100 mg/dl (tức 5 - 7,2 mmol/l): bình thường
  • Từ 100 - 126 mg/dl (6,1 - 7 mmol/l): tiền tiểu đường
  • Trên 130 mg/dl (11.1 mmol/l): bệnh tiểu đường   

Chỉ số Glucose trong máu cao bất thường là một trong những dấu hiệu rõ rệt của bệnh tiểu đường mà bạn cần điều trị kịp thời.

4.5 Nghiệm pháp dung nạp glucose máu bằng đường uống.

Nghiệm pháp dung nạp glucose máu bằng đường uống là phương pháp sử dụng để đo khả năng sử dụng đường glucose của cơ thể, giúp các bác sĩ chẩn đoán triệu chứng tiền tiểu đường, tiểu đường lâm sàng và đặc biệt là phát hiện tiểu đường thai kỳ.

Để thực hiện phương pháp này với sản phụ, các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân uống 75g glucose trong 5 phút và xác nhận kết quả. 

  • Trên 7,0mmol/L, HbA1c > 6,5%, hoặc glucose máu ngẫu nhiên > 11,1 mmol/L: thai phụ bị tiểu đường lâm sàng.
  • Từ 5,1 đến 7,0mmol/L: thai phụ bị tiểu đường thai kỳ.
  • Dưới 5,1 mmol/L: xét nghiệm lại vào tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ

Lưu ý: Đây là các chỉ số xét khi sản phụ đang đói (nhịn ăn 8 tiếng).

5. Các lưu ý trước khi xét nghiệm tiểu đường

Để kết quả xét nghiệm tiểu đường là chính xác nhất, các bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Nên nhịn ăn trước khi làm xét nghiệm 8 tiếng
  • Trước khi lấy máu xét nghiệm, tránh sử dụng các chất kích thích như: thuốc lá, cà phê, chè,...
  • Tạm ngưng sử dụng các loại thuốc liên quan đến giảm mỡ máu, hạ đường huyết,...
  • Đối với mẹ bầu: nên đi xét nghiệm trong khoảng tuần 24-28 của thai kỳ.

6. Chi phí xét nghiệm tiểu đường

Chi phí xét nghiệm bệnh tiểu đường phụ thuộc rất nhiều vào các loại xét nghiệm mà bạn lựa chọn. Với 5 loại xét nghiệm cần làm để xác định tiểu đường tuýp 1, tuýp 2 như trên, mỗi loại sẽ có những mức giá khác nhau và cho kết quả chính xác khác nhau. Đồng thời, bạn cũng có thể lựa chọn làm nhiều xét nghiệm cùng lúc để chắc chắn kết quả. Tuy nhiên, một lưu ý quan trọng là bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín, chất lượng, có hệ thống trang thiết bị hiện đại để nhanh chóng và chính xác nhất. 

Nếu cần được tư vấn những nơi khám chữa bệnh tốt nhất, bạn có thể đến với Mirai Care - một đơn vị tư vấn, kết nối bệnh nhân với các bệnh viện tiến tiến, hiện đại của Nhật Bản. Đến với Mirai Care, bạn sẽ được cung cấp thông tin về y học, các liệu pháp y tế tiến tiến và kết nối trực tiếp với các bệnh viện của Nhật Bản để được thăm khám và điều trị nhanh chóng, hiệu quả.

7. Tìm hiểu về phương pháp điều trị tiểu đường bằng tế bào gốc

Bệnh tiểu đường là tình trạng nồng độ đường huyết (lượng glucose trong máu) liên tục tăng cao do sự suy giảm hoóc môn insulin sản sinh từ tuyến tụy. Nếu không phát hiện kịp thời, sẽ có nguy cơ cao gây ra biến chứng ở nhiều bộ phận trên cơ thể. 
Sử dụng tế bào gốc trong điều trị tiểu đường không chỉ khắc phục được vấn đề thiếu nguồn hiến tặng của phương pháp cấy ghép tiểu đảo tụy mà còn loại bỏ các nguy cơ biến chứng, đào thải và các tác dụng phụ. Các tế bào gốc khi được bổ sung sẽ “tái thiết lập” hệ thống miễn dịch để ngăn chặn sự tấn công tế bào beta – nhân tố giúp cân bằng lượng đường trong máu, đồng thời giúp tụy tái tạo và tăng cường khả năng sản xuất insulin. 

Tế bào gốc đã được sử dụng trong điều trị tiểu đường vì khả năng hiệu quả và tiềm năng của chúng. Các tế bào gốc được truyền vào cơ thể và không gây ảnh hưởng đến các tế bào khỏe mạnh khác. 

Khách hàng muốn tìm hiểu thêm thông tin hoặc nhận tư vấn từ đội ngũ chuyên gia y tế hàng đầu về tế bào gốc điều trị tiểu đường, vui lòng liên hệ 18008144 để được Mirai Care tư vấn và kết nối tới các bệnh viện uy tín tại Nhật Bản. Chúng tôi đồng hành cùng khách hàng trong hành trình bảo vệ sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống

8. Tổng kết

Bệnh tiểu đường đang ngày càng phát triển nhanh chóng và có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm. Chính vì thế, làm 5 loại xét nghiệm cần làm để xác định tiểu đường tuýp 1, tuýp 2 là điều vô cùng cần thiết để giúp phát hiện và điều trị kịp thời.