phone

Người Mắc Bệnh Tiểu Đường Sống Được Bao Nhiêu Năm ?

Người Mắc Bệnh Tiểu Đường Sống Được Bao Nhiêu Năm ?

Tác giả:

Theo nghiên cứu của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) được công bố trên cuốn tạp chí “Diabetes Care ” do Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ (ADA) xuất bản, tuổi thọ của người bị bệnh tiểu đường ít hơn người bình thường trung bình 4 - 6 năm. Vậy, bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm ? Thời gian sống của người mắc đái tháo đường phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như: giai đoạn bệnh, độ tuổi, giới tính, … Do đó, người bị đái tháo đường cần đi khám bác sĩ và tuân thủ theo phương pháp điều trị để kéo dài tuổi thọ nhất có thể.

 

Nội dung bài viết


1. Những yếu tố làm rút ngắn tuổi thọ của người mắc bệnh tiểu đường

Có rất nhiều yếu tố làm suy giảm tuổi thọ của người bị đái tháo đường. Việc nắm bắt các yếu tố này sẽ giúp bạn có nhận thức đúng đắn về bệnh tiểu đường và có ý thức tuân thủ pháp đồ điều trị. Các yếu tố đó bao gồm:

  • Độ tuổi chẩn đoán bệnh. Người già mắc đái tháo đường thường khó chữa trị và thời gian sống thêm ít hơn người trẻ, do hệ miễn dịch và thể lực không tốt bằng.
  • Loại bệnh tiểu đường. Theo nghiên cứu, những người bị tiểu đường type 1 sẽ có thời gian sống so với người bình thường ít hơn người mắc đái tháo đường type 2. 
  • Giai đoạn chẩn đoán: Bệnh tiểu đường phát hiện càng sớm thì tuổi thọ của bệnh nhân sẽ càng được kéo dài.

Ngoài ra, biến chứng của bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân đáng sợ nhất rút ngắn nhanh thời gian sống của bệnh nhân. Các biến chứng đó bao gồm:

  • Biến chứng tim mạch (Có đến 68% bệnh nhân tiểu đường tử vong vì biến chứng này, vậy nên người mắc đái tháo đường cần hết sức lưu ý).
  • Suy giảm thị lực, mù lòa
  • Suy thận
  • Biến chứng thần kinh ngoại vi như tụt huyết áp, rối loạn nhịp tim,...
  • Nhiễm trùng vết thương, các chi, có trường hợp phải cưa chân,...

bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm

Biến chứng của bệnh tiểu đường là yếu tố nguy hiểm rút ngắn nhanh tuổi thọ của người bệnh

>>> Xem thêm về những dấu hiệu bệnh tiểu đường ở nam giới đặc trưng nhất

2. Người mắc bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm ?

Tiểu đường được chia làm 3 loại là tiểu đường type 1, type 2 và tiểu đường thai kỳ. Thời gian sống thêm của mỗi loại này cũng khác nhau. 

2.1 Tuổi thọ người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1

Theo Hiệp hội Tiểu đường Anh Quốc, người mắc đái tháo đường type 1 có tuổi thọ trung bình là 62 đến 65 năm, ít hơn người bình thường 20 năm. Ngoài ra, khảo sát được thực hiện bởi Đại học Dundee tại Scotland đã chỉ rõ, nếu được chẩn đoán mắc tiểu đường ở giai đoạn nửa đầu tuổi 20, nữ giới bị đái tháo đường loại 1 sẽ suy giảm 13 năm tuổi thọ, còn nam giới thị bị giảm 11 năm tuổi thọ. 

Tuy nhiên, người mắc bệnh tiểu đường type 1 không nên quá bi quan. Với sự cải thiện và phát triển của y học ngày nay, bệnh tiểu đường type 1 đã có phương pháp điều trị như các chế phẩm insulin, hay bơm insulin. Nhờ đó mà tuổi thọ của bệnh nhân đái tháo đường loại 1 được cải thiện đáng kể. Theo thống kê, đã ghi nhận bệnh nhân tiểu đường loại 1 sống thọ 85 tuổi.

bệnh tiểu đường tuýp 1 sống được bao nhiêu năm

Người mắc tiểu đường type 1 có tuổi thọ ít hơn người bình thường khoảng 20 năm

>>> Tìm hiểu thêm bệnh tiểu đường có mấy cấp độ

2.2 Tuổi thọ của người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2

Người mắc tiểu đường type 2 có thời gian sống lâu hơn người bị tiểu đường type 1, ít hơn người bình thường khoảng từ 5 đến 10 năm. Có nhiều lý do giải thích cho kết quả này. Đầu tiên, người bị tiểu đường type 1 thường được chẩn đoán ngay từ khi còn nhỏ, độ tuổi mắc  bệnh cũng trẻ hơn. Tiếp theo là, bệnh tiểu đường loại 2 tiến triển chậm hơn tiểu đường loại 1 và dễ kiểm soát hơn.
Tuổi thọ của người bị tiểu đường type 2 phụ thuộc khá nhiều vào cách bệnh nhân đối phó với căn bệnh này.
Nếu bệnh nhân được phát hiện bệnh sớm, chủ động đi khám chữa thường xuyên và tuân thủ theo pháp đồ điều trị thì tuổi thọ của họ có thể được kéo dài, thậm chí ngay cả khi xuất hiện biến chứng. Các bác sĩ cho biết rằng, khi người tiểu đường type 2 thực hiện đúng theo phương pháp điều trị và có một lối sống lành mạnh, nữ giới có thể sống trung bình đến 80 năm và nam giới có thể sống trung bình đến 77 năm.
Tuy nhiên, nếu người tiểu đường type 2 thường xuyên thức khuya, dùng chất kích thích, ăn uống không lành mạnh thì thời gian sống cũng không được bao lâu. 

bệnh tiểu đường tuýp 2 sống được bao nhiêu năm

Tuổi thọ của người tiểu đường loại 2 ít hơn người tiểu đường loại 1 từ 5 đến 10 năm

3. Cách ngăn ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường để tăng tuổi thọ

tuổi thọ bệnh tiểu đường

Tiểu đường là căn bệnh mãn tính, việc có kiến thức và biện pháp phù hợp để ngăn ngừa biến chứng của căn bệnh này là điều rất quan trọng. Nó sẽ giúp người bệnh kéo dài được tuổi thọ.
Các biện pháp ngăn ngừa được các bác sĩ khuyên đó là: 

3.1  Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp

Bệnh nhân tiểu đường nên tăng cường bổ sung rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu để giảm tăng huyết áp, vì chỉ chứa chỉ số đường huyết thấp. 

  • Bên cạnh đó, người bệnh hạn chế ăn nhiều đường, chất béo, chất kích thích như rượu, bia, cafe,... 
  • Người bệnh cũng nên ăn ít tinh bột lại như cơm, ngô, khoai, sắn, … 
  • Hạn chế ăn nội tạng động vật như tim, gan, … vì sẽ làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch.
  • Ăn ít muối sẽ làm giảm nguy cơ biến chứng tim mạch và thận. Xem thêm về người mắc bệnh tiểu đường không nên uống gì

3.2 Chăm chỉ tập luyện thể thao

Trung bình, mỗi ngày người bệnh nên dành ra 30 phút tập luyện thể thao như gym, chạy bộ, … Tần suất đều đặn 5 ngày/ tuần là vừa phải. Người tiểu đường cũng không nên gắng tập quá sức hay quá nhiều. 
Các hoạt động thể theo sẽ giúp họ tăng cường chuyển hóa chất và chuyển hóa đường, đồng thời giúp người đái tháo đường có một tinh thần vui vẻ, lạc quan. 

3.3 Tuân theo chỉ định của bác sĩ 

Tuân theo pháp đồ điều trị của bác sĩ là điều rất quan trọng. Điều này giúp người bệnh kiểm soát được đường huyết và có biện pháp can thiệp kịp thời khi có biến chứng.

3.4 Kiểm soát các bệnh lý kèm theo

Nhiều người vừa mắc tiểu đường vừa mắc thêm các căn bệnh khác như mỡ máu, béo phì, … Việc điều trị tiểu đường cần phải kèm theo điều trị các căn bệnh này để tránh biến chứng xảy ra. Bệnh nhân cần trao đổi với bác sĩ để có phương pháp điều trị và được kê đơn thuốc phù hợp.

3.5 Vệ sinh sạch sẽ 

Tiểu đường type 2 có biến chứng là nhiễm trùng. Chính vì vậy, bệnh nhân cần theo dõi mọi vết thương và vệ sinh sạch  sẽ và xử lý ngay.

3.6 Theo dõi đường huyết thường xuyên 

Người bị tiểu đường cần chuẩn bị một thiết bị đo đường huyết ngay trong nhà. Thiết bị này sẽ giúp người bệnh kiểm soát được lượng đường huyết bất cứ khi nào, và có biện pháp can thiệp kịp thời khi đường huyết tăng. 
Ngoài ra, người tiểu đường nên chủ động đi khám sức khỏe định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe của mình thường xuyên.

Người tiểu đường nên sắm máy đo đường huyết để theo dõi đường huyết thường xuyên tại nhà 

3.7 Xây dựng chế độ sống lành mạnh

Người bị tiểu đường nên giữ cho mình một tinh thần vui vẻ, lạc quan, tránh suy nghĩ tiêu cực và stress. Bên cạnh đó, người đái tháo đường cũng không nên thức khuya, rất ảnh hưởng đến sức khỏe.

3.8. Giảm biến chứng bệnh tiểu đường bằng liệu pháp tế bào gốc tại Mirai Care

Sử dụng tế bào gốc trong điều trị tiểu đường không chỉ khắc phục được vấn đề thiếu nguồn hiến tặng của phương pháp cấy ghép tiểu đảo tụy mà còn loại bỏ các nguy cơ biến chứng, đào thải và các tác dụng phụ. Các tế bào gốc khi được bổ sung sẽ “tái thiết lập” hệ thống miễn dịch để ngăn chặn sự tấn công tế bào beta – nhân tố giúp cân bằng lượng đường trong máu, đồng thời giúp tụy tái tạo và tăng cường khả năng sản xuất insulin. 

Khách hàng muốn tìm hiểu thêm thông tin hoặc nhận tư vấn từ đội ngũ chuyên gia y tế hàng đầu về điều trị tiểu đường bằng tế bào gốc, vui lòng liên hệ 18008144 để được Mirai Care tư vấn và kết nối tới các bệnh viện uy tín tại Nhật Bản. Chúng tôi đồng hành cùng khách hàng trong hành trình bảo vệ sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống

Qua bài viết trên, Mirai Care hy vọng đã giúp bạn giải đáp được băn khoăn trong lòng “bệnh  tiểu đường sống được bao nhiêu năm”. Nếu được phát hiện bệnh kịp thời và có phương pháp điều trị phù hợp, lối sống khoa học, người tiểu đường vẫn có thể sống thọ.