phone

Thoái hóa khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị

Thoái hóa khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị

Tác giả: , bài viết được tư vấn chuyên môn bởi: Giáo sư Hiroyuki Abe Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị Tokyo Cancer Clinic

Thoái hóa khớp gối là một trong các dạng viêm khớp phổ biến, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt và cuộc sống hàng. Trước đây, bệnh này chủ yếu xuất hiện ở người già nhưng trong nhịp sống bận rộn như hiện nay cùng lối sống kém khoa học khiến bệnh có xu hướng trẻ hóa. Vậy nguyên nhân nào gây thoái hóa khớp? Nhận biết dựa vào những triệu chứng nào? Phương pháp điều trị ra sao? Tất cả sẽ được Mirai Care giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây, cùng tham khảo nhé!

Nội dung bài viết


1. Thoái hóa khớp gối là gì?

Thoái hóa khớp gối là gì

Thoái hóa khớp hay thoái hóa sụn khớp gối là tình trạng bền mặt sụn khớp bị tổn thương. Theo thời gian, sụn khớp bị bào mòn dần trở nên mỏng và xù xì dẫn đến biến đổi bề mặt khớp, hình thành các gai xương gây biến dạng và hư khớp. Tình trạng này xảy ra, xương các khớp cọ xát với nhau mạnh làm đau, sưng, cứng và suy giảm chức năng di chuyển. 

Thoái hóa khớp nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như bệnh gút, tăng cân, vôi hóa sụn khớp, rối loạn giấc ngủ, trầm cảm, lo âu. Nặng hơn, người bệnh còn có thể bị hoại tử xương, gãy xương, nhiễm trùng, tổn thương dây chằng và gân quanh khớp gối.

2. Nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối

thoái hóa khớp gối

Nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối thường gặp nhất là do tuổi tác, bởi khả năng tự chữa lành của sụn giảm dần theo thời gian nên người càng lớn tuổi nguy cơ bị thoái hóa khớp càng cao. Ngoài ra, còn một số yếu tố khác gây thoái hóa khớp gối, có thể kể đến như:

2.1 Nguyên nhân thừa cân nặng

Cân nặng dư thừa sẽ tạo áp lực lên các khớp, nhất là 2 khớp gối khiến phần sụn nhanh bị bào mòn và tổn thương theo thời gian. Theo khảo sát, phụ nữ béo phì trên 40 tuổi có khả năng bị thoái hóa khớp gối cao hơn người bình thường 6 lần. Vì thế, người bị thừa cân cần giảm 5kg thì nguy cơ bị thoái hóa và viêm khớp có thể giảm đến 1 nửa.

2.2 Di truyền

Trong gia đình bạn có người thân từng bị thoái hóa khớp thì khả năng bạn bị bệnh này cũng tương đối cao. Yếu tố di truyền bao gồm các đột biến di truyền khiến một người có thể bị viêm khớp đầu gối ở bất kỳ độ tuổi nào. 

2.3 Giới tính

Phụ nữ trên 55 tuổi có nguy cơ bị thoái hóa khớp gối cao hơn so với nam giới cùng độ tuổi. Bởi chất lượng xương của nữ giới ở độ tuổi này yếu, đồng thời dây chằng lỏng hơn dễ làm mất cân bằng khớp gối. Ngoài ra, thói quen đi giày cao gót cũng gây ra áp lực lớn lên sụn khớp khiến chúng dễ bị tổn thương và suy yếu.

2.4 Chấn thương vùng gối lặp đi lặp lại

Quỳ, ngồi xổm hoặc nâng vật nặng lặp đi lặp lại sẽ tác động một lực lớn xuống khớp đầu gối. Từ đó, tăng nguy cơ bị thoái hóa và suy giảm chức năng khớp. 

Bên cạnh đó, nhiều lần bị chấn thương do chơi thể thao hoặc tai nạn như gãy xương bánh chè, giãn hoặc đứt dây chằng, gãy đầu dưới xương đùi,... cũng khiến sụn bị tổn thương nghiêm trọng. Nếu người bệnh chủ quan, không điều trị sớm thì có thể dẫn đến lệch trục khớp, gây thoái hóa từ từ. 

2.5 Do các bệnh cơ xương khớp khác gây nên

Người bị viêm khớp dạng thấp- một loại viêm khớp khá phổ biến cũng có nhiều khả năng bị thoái hóa khớp gối. Ngoài ra, bệnh nhân bị rối loạn chuyển hóa, bàn chân bẹt, gút,... cũng tiềm ẩn nguy cơ bị thoái hóa khớp.  

3. Triệu chứng thoái hóa khớp gối

triệu chứng thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối có 4 giai đoạn, mỗi giai đoạn sẽ có triệu chứng khác nhau để nhận biết. Cụ thể: 

  • Giai đoạn 1: Không có biểu hiện rõ ràng, người bệnh thường không cảm thấy đau hay khó chịu ở khớp gối do sự hao mòn sụn rất ít. Ở giai đoạn này, bác sĩ khuyến nghị bệnh nhân nên bổ sung các chất như chondroitin hoặc glucosamine kết hợp các bài tập bổ trợ để ngăn ngừa triệu chứng và làm chậm sự phát triển của thoái hóa khớp. 
  • Giai đoạn 2: Trong giai đoạn này, người bệnh bắt đầu xuất hiện các triệu chứng như đau khớp sau ngày dài đi bộ hoặc chạy, khớp cứng khi không vận động, độ nhạy cảm của khớp bị giảm, đau mỏi rõ rệt khi vận động do các gai xương chạm mô trong khớp. 
  • Giai đoạn 3: Người bệnh thường xuyên đau khớp gối khi đi bộ, chạy, quỳ và uốn cong. Đồng thời, bị cứng khớp sau khi ngồi thời gian dài và khớp sưng sau thời gian dài di chuyển. Ở giai đoạn 3, sụn khớp tiếp tục bị bào mòn rồi vỡ ra, xương phát triển dày lên thành cục, thậm chí các mô khớp còn bị viêm và tiết viêm bao hoạt dịch. 
  • Giai đoạn 4: Đây là thời điểm sụn gần như bị hỏng hoàn toàn và khớp cứng nhắc, gần như bất động. Bệnh nhân có nguy cơ phải phẫu thuật cắt xương nếu bệnh chuyển nặng sang giai đoạn này. 

>>> Có thể bạn quan tâm giải đáp từ chuyên gia: Thoái hóa khớp gối có chữa được không

4. Các biện pháp chẩn đoán thoái hóa khớp gối

chẩn đoán thoái hóa khớp gối

Nếu bạn nghi ngờ bị thoái hóa khớp gối thì hãy đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, chẩn đoán chính xác. Đầu tiên, các bác sĩ sẽ hỏi người bệnh về tiền sử bệnh lý, các triệu chứng đang gặp phải. Sau đó, tiến hành kiểm tra lâm sàng bằng cách ấn khớp gối để xác định mức độ bệnh. 

Ngoài ra, để chẩn đoán bệnh thoái hóa khớp gối chính xác nhất, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện một vài xét nghiệm như: 

  • Lấy máu xét nghiệm để kiểm tra hội chứng viêm. 
  • Chụp X-quang để xác định mật độ xương dưới sụn, dấu hiệu hẹp khe khớp và mọc gai xương. 
  • Siêu âm khớp để phát hiện tổn thương và đánh giá độ dày của sụn khớp. 
  • Chụp MRI để quan sát hình ảnh khớp trong không gian 3 chiều và phát hiện tổn thương ở dây chằng, sụn khớp hay màng hoạt dịch. 
  • Nội soi khớp giúp đánh giá mức độ sụn khớp bị thoái hóa và phân biệt với bệnh lý khác. 

5. Phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, khả năng di chuyển và sinh hoạt cuộc sống hàng ngày. Dưới đây là 7 phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối phổ biến và hiệu quả nhất: 

5.1 Tập thể dục đều đặn

Thường xuyên tập thể dục và thực hiện các bài tập thoái hóa khớp gối giúp tăng cường độ linh hoạt cho các cơ xung quanh đầu gối, đồng thời giúp khớp ổn định hơn và giảm đau. Bên cạnh đó, bạn cũng nên giảm cân để giảm trọng tải áp lực xuống khớp gối giúp cải thiện đau đầu gối do viêm xương khớp hiệu quả.

5.2 Sử dụng thuốc giảm đau và thuốc chống viêm

Các loại thuốc không kê đơn như ibuprofen, naproxen natri, acetaminophen,... được khuyến cáo sử dụng tối đa 10 ngày để giảm đau khớp gối và chống viêm. Sau 10 ngày dùng thuốc không suy giảm cơn đau, người bệnh phải liên hệ ngay với bác sĩ để được kê toa thuốc chống viêm, giảm đau khác. 
Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng một vài loại thuốc khác như: 

  • Thuốc bôi ngoài da dạng gel như voltaren emulgel bôi tại khớp gối mỗi ngày 2-3 lần để giảm đau nhanh. 
  • Thuốc chống thoái hóa khớp tác dụng chậm như chondroitin, glucosamine, diacerein để cải thiện triệu chứng thoái hóa khớp gối và ức chế sự phát triển bệnh. 
  • Tiêm corticosteroid hoặc axit hyaluronic vào đầu gối
  • Corticosteroid, acid hyaluronic có công dụng bôi trơn, giảm sưng cứng và đau ở khớp gối. Vì thế, một vài trường hợp bác sĩ chỉ định tiêm 2 loại thuốc này để giảm đau, chống viêm.

5.3 Các liệu pháp thay thế

Nếu thoái hóa khớp ở giai đoạn nhẹ hoặc trung bình thì người bệnh có thể sử dụng một vài liệu pháp thay thế như: 

  • Đắp lá ngải cứu, lá lốt, lá xương sông,... lên đầu gối mỗi ngày 1 lần để giảm đau. 
  • Tiến hành châm cứu hoặc bấm huyệt.

5.4 Vật lý trị liệu

Trường hợp thoái hóa khớp gối khiến người bệnh gặp khó khăn trong sinh hoạt sẽ được khuyên sử dụng các bài tập vật lý trị liệu. Chuyên gia sẽ hướng dẫn bạn cách tăng khả năng linh hoạt cho khớp và tăng cường cơ bắp. Ngoài ra, họ cũng hướng dẫn bạn thực hiện các hoạt động hàng ngày, chẳng hạn như làm việc nhà, sinh hoạt cá nhân sao cho hạn chế tối đa đau khớp nhất. 

5.5 Phẫu thuật

Nếu các phương pháp trên đều không mang lại hiệu quả, bác sĩ sẽ tiến hành chỉ định bạn phẫu thuật. Những phương pháp phẫu thuật phổ biến nhất hiện nay để điều trị thoái hóa khớp đầu gối gồm: 

  • Nội soi khớp: Bác sĩ sẽ rách vết nhỏ rồi dùng máy nội soi khớp và các dụng cụ nhỏ để lấy đi phần sụn bị hư hỏng, sửa chữa phần dây chằng bị lỏng và làm sạch bề mặt xương. Đa số người bệnh có thể áp dụng phương pháp này đều dưới 55 tuổi. 
  • Cắt xương: Phương pháp nằm giúp thay đổi hình dạng xương, từ đó làm cho khớp gối liên kết chặt chẽ hơn. Tuy nhiên, phẫu thuật cắt xương không thể điều trị dứt điểm thoái hóa sụn khớp gối. 
  • Thay khớp hoặc tạo hình khớp: Khớp gối sẽ được thay thế bằng các bộ phận làm từ nhựa hoặc kim loại. Tùy mức độ tổn thương, bác sĩ sẽ chỉ định thay 1 bên khớp hoặc thay cả 2. Phương pháp này thường sử dụng cho bệnh nhân trên 50 tuổi bị thoái hóa khớp gối nặng.            

5.6 Liệu pháp tế bào gốc

Sử dụng tế bào gốc chữa thoái hóa khớp khá xa lạ với người bệnh nhưng phương pháp này mang lại hiệu quả tương đối tốt.Theo ThS.BS Trần Thị Hoài Thanh, khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, tế bào gốc sẽ hoạt hóa và hỗ trợ các tế bào khác hoạt động giúp phục hồi chức năng của khớp gối và chống viêm. 

Phương pháp này được tiến hành bằng cách cấy tế bào gốc trung mô, sau đó tiến hành tiêm vào khớp gối bị thoái hóa. Hiện nay, điều trị thoái hóa khớp gối bằng tế bào gốc gồm 2 loại là tế bào gốc tự thân và tế bào gốc đồng loài. Trong đó, tế bào gốc tự thân được tìm thất trong mô mỡ, dây rốn, tủy xương, tủy răng, còn tế bào gốc đồng loại là dùng tế bào gốc của người khác truyền cho người bệnh.

6. Điều trị thoái hóa khớp gối bằng tế bào gốc tại Mirai Care

Hiện nay, phương pháp tế bào gốc điều trị thoái hóa khớp gối được nhiều người biết đến hơn. Tuy nhiên, tại Việt Nam chưa được cấp phép điều trị bệnh bằng tế bào gốc, người bệnh muốn điều trị các bệnh về xương khớp bằng tế bào gốc có thể chọn Nhật Bản để điều trị. Bởi tại Nhật có rất nhiều bệnh viện uy tín, chất lượng được cấp phép ứng dụng tế bào gốc như Helene Omotesando Clinic, Bệnh viện trung tâm quốc gia về sức khỏe và y khoa toàn cầu (NCGM), Tokyo Cancer Clinic,.... 

Hơn nữa, tỷ lệ thành công khi ứng dụng tế bào gốc vào điều trị bệnh tại Nhật Bản khá cao, có thể đạt đến 83% ngay sau 1 lần tiêm. 
Mirai Care tự hào là cầu nối vững chắc, đã và đang kết nối hàng trăm người Việt sang Nhật điều trị thoái hóa khớp gối bằng tế bào gốc với tỷ lệ thành công rất cao.  Trước khi tư vấn, Mirai Care luôn sẵn sàng lắng nghe khó khăn và thắc mắc của khách hàng để đưa ra giải pháp phù hợp nhất. Sau đó, hướng dẫn chi tiết và đồng hành cùng người bệnh trong suốt hành trình sang Nhật điều trị.

Trên đây là những thông tin chi tiết về nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp chẩn đoán và cách điều trị thoái hóa khớp gối. Nếu đang nghi ngờ bản thân bị thoái hóa khớp sụn gối hoặc gặp bất kỳ vấn đề nào liên quan đến xương khớp hãy liên hệ ngay với cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám và điều trị kịp thời. Đừng quên thường xuyên theo dõi Mirai Care để đón đọc tin tức hữu ích về chăm sóc sức khỏe nhé!