Những nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối bạn nên chú ý
Tác giả: Nguyễn Thị Linh
Theo thống kê từ WHO, 20% dân số mắc căn bệnh thoái hóa khớp gối. Tại Việt Nam tuy chưa có thống kê về tỷ lệ mắc thoái hóa khớp gối nhưng trên 23% nhưng người ở độ tuổi 40 bị thoái hóa khớp gối. Đây là căn bệnh gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sinh hoạt của bệnh nhân, nên việc hiểu được nguyên nhân thoái hóa khớp gối rất quan trọng, giúp bạn có giải pháp phòng ngừa thích hợp.
1. Nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối
Các nguyên nhân gây ra thoái hóa khớp gối phổ biến bao gồm: tuổi tác, lao động nặng, chấn thương do tai nạn, thừa cân, béo phì,... và rất nhiều những lý do khác. Cụ thể:
1.1 Thoái hóa khớp gối do tuổi tác gây nên
Tuổi tác là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây thoái hóa khớp gối. Theo thời gian, các bộ phận trong cơ thể sẽ lão hóa dần, bao gồm cả xương khớp. Lớp sụn bị yếu đi, không có cả năng sinh sản và tái tạo, dẫn đến viêm khớp và thoái hóa khớp.
Theo các chuyên gia, những người từ 50 tuổi trở nên sẽ có nguy cơ cao bị mắc căn bệnh này, nhất là nữ giới. Sau độ tuổi 65, thoái hóa khớp gối sẽ trở nên trầm trọng hơn, ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt của người bệnh.
Tuy nhiên, thoái hóa khớp gối do tuổi tác ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Theo thống kê, có đến 10% những người dưới 26 tuổi bị bệnh này, 25.5% những người trong độ tuổi 27 - 45 cũng đã mắc thoái hóa khớp gối. Chính vì vậy, người trẻ ngày nay cũng không nên chủ quan với căn bệnh này.
>>> Xem thêm triệu chứng thoái hóa khớp gối
1.2 Do lao động nặng và làm việc không đúng tư thế
Tính chất công việc cũng là một trong những nguyên nhân thoái hóa khớp gối. Khi thực hiện những công việc nặng như khiêng, vác,... khớp gối phải vận động nhiều hơn, chịu áp lực lớn nên bị bào mòn nhanh, dẫn đến thoái hóa.
Đặc biệt, trẻ em khi phải lao động từ sớm cũng ảnh hưởng rất nhiều đến hệ thống xương khớp. Trong tương lai, các em cũng dễ đối mặt với tình trạng mắc thoái hóa khớp gối ở độ tuổi trẻ.
Bên cạnh đó, làm việc không đúng tư thế cũng là nguyên nhân thoái hóa khớp gối. Những người thường xuyên phải đi giày cao gót như lễ tân có nguy cơ mắc căn bệnh này sớm hơn người bình thường. Nhân viên văn phòng, ngân hàng,... ngồi liên tục, không đứng dậy cũng dễ mắc thoái hóa khớp gối.
1.3 Chấn thương do tai nạn và các bệnh lý về khớp
Chấn thương do tai nạn hay các bệnh lý về khớp khiến xương khớp bị tổn thương, có thể là viêm khớp. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển thành thoái hóa khớp gối, gây khó khăn trong quá trình sinh hoạt.
Tai nạn là một trong những nguyên nhân thoái hóa khớp gối
1.4 Thừa cân, béo phì
Ít ai biết rằng, béo phí cũng là một trong những nguyên nhân thoái hóa khớp gối phổ biến. Thừa cân khiến hệ thống xương khớp phải chịu áp lực lớn từ cơ bắp của cơ thể, nhất là hai khớp gối. Lâu dần, hai khớp gối bị tổn thương rồi dẫn đến thoái hóa.
1.5 Yếu tố di truyền
Di truyền cũng là lý do cho việc mắc thoái hóa khớp gối. Nếu trong gia đình, bố và mẹ bạn bị căn bệnh này, thì khả năng cao bạn cũng sẽ bị thoái hóa khớp gối. Ngoài ra, trong một số trường hợp, thoái hóa khớp gối cũng có thể do tổn thương xương và sụn bẩm sinh.
Bố mẹ bị thoái hóa khớp gối có thể di truyền đến đời con
1.6 Do chế độ dinh dưỡng không lành mạnh
Hệ thống xương khớp cần được bổ sung hai dưỡng chất quan trọng là vitamin D và canxi. Nếu chế độ ăn uống thiếu đi thực phẩm chứa 2 chất này, bạn sẽ phải đối mặt với nguy cơ loãng xương, thoái hóa khớp cũng như một số bệnh lý về xương khác.
Ngoài ra, sử dụng nhiều chất kích thích như rượu, bia, thường xuyên ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo, đồ ăn nhanh cũng khiến xương khớp bị yếu đi, dẫn đến lão hóa nhanh hơn.
Có thể bạn quan tâm thoái hóa khớp gối có chữa được không
2. Cách phòng tránh bệnh thoái hóa khớp gối
Hiểu được nguyên nhân thoái hóa khớp gối, bạn sẽ biết được mình cần làm gì đẻ phòng ngừa căn bệnh này. Nếu chủ quan, bạn có thể mắc thoái hóa khớp gối ngay khi còn trẻ.
Cách phòng tránh thoái hóa khớp gối mà bạn cần lưu ý
- Tăng cường vận động: Thể dục thể thao mỗi ngày, chạy bộ, bơi lội,... Điều này giúp xương khớp dẻo dai, tăng cường tiết chất nhầy ở các sụn cho các khớp linh hoạt hơn, từ đó hạn chế tình trạng thoái hóa khớp gối.
- Kiểm soát cân nặng cơ thể. Như bạn cũng đã biết, thừa cân, béo phì là một trong những yếu tố dẫn đến thoái hóa khớp. Chính vì vậy, bạn cần duy trì cân nặng ở mức ổn định nếu không muốn tăng nguy cơ thoái hóa khớp gối qua việc: tập luyện thể thao, xây dựng chế độ ăn uống khoa học,...
- Hạn chế bê vác vật nặng, ngồi và làm việc đúng tư thế. Bạn không nên làm việc trong trạng thái đứng hay ngồi quá lâu, cần linh hoạt thay đổi để khớp gối được di chuyển.
- Tăng cường bổ sung vitamin D và canxi bởi đây là 2 dưỡng chất rất quan trọng trong hệ xương, giúp xương không bị loãng, thoái hóa.
Nhìn chung, thoái hóa khớp gối là căn bệnh đang xảy ra ngày càng phổ biến và có xu hướng trẻ hóa. Hiểu được nguyên nhân thoái hóa khớp gối, bạn sẽ có biện pháp phòng ngừa căn bệnh phù hợp, để không mắc thoái hóa khớp.
Khách hàng muốn tìm hiểu thêm thông tin hoặc nhận tư vấn từ đội ngũ chuyên gia y tế hàng đầu Nhật Bản về điều trị thoái hóa khớp gối bằng tế bào gốc, vui lòng liên hệ 18008144 để được Mirai Care tư vấn và kết nối tới các bệnh viện uy tín tại Nhật Bản. Chúng tôi đồng hành cùng khách hàng trong hành trình bảo vệ sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống
Bài viết phổ biến khác