Trẻ tự kỷ có hay cười không? Giải đáp thắc mắc cho cha mẹ có con tự kỷ
Tác giả: Ngô Thị Thúy An , bài viết được tư vấn chuyên môn bởi: BÁC SĨ TAKAHIRO HONDA (Pajili) Giám đốc Viện Nghiên cứu Điều trị Cấy ghép Tế bào Gốc Tokyo (TSRI)
Khi phát hiện con mình có dấu hiệu tự kỷ, nhiều bậc cha mẹ không khỏi lo lắng về cách con thể hiện cảm xúc và tương tác với thế giới xung quanh. Một trong những thắc mắc phổ biến là liệu trẻ tự kỷ có hay cười không, và nếu có, nụ cười của chúng mang ý nghĩa gì? Nụ cười, đối với trẻ em nói chung, là dấu hiệu của niềm vui, sự thoải mái và kết nối xã hội. Tuy nhiên, đối với trẻ tự kỷ, cách thể hiện cảm xúc này có thể khác biệt.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá những đặc điểm riêng biệt trong cách thể hiện cảm xúc của trẻ tự kỷ, nhằm giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về những biểu hiện này và từ đó có thể hỗ trợ con mình phát triển một cách toàn diện và hạnh phúc hơn.
>> [Tìm hiểu thêm]: 10 Dấu hiệu bệnh tự kỷ ở trẻ em mà bạn cần biết
1. Trẻ tự kỷ có hay cười không?
Mỗi đứa trẻ sinh ra là một bản thể, chúng chứa đựng nội tâm và tính cách hoàn toàn khác biệt. Chính vì thế, mỗi đứa trẻ khi mắc bệnh tự kỷ đều có thể cười nhiều hay cười ít. Một nghiên cứu của Deborah Fein và đồng nghiệp của ông, họ quan sát trên những đứa trẻ cùng xem chung một bộ phim hoạt hình hài hước, họ chỉ ra rằng trẻ tự kỷ cười ít và không cùng lúc với những đứa trẻ bình thường khác.
Hay một nghiên cứu khác từ Cathy Lord và đồng nghiệp, trẻ tự kỷ có trạng thái cười nhiều hơn khi xem một điều gì hài hước hay gặp người quen nhưng biểu đạt cảm xúc không đồng nhất và không đúng thời điểm.
Cần quan sát nụ cười của trẻ trong những năm tháng đầu đời
Trẻ tự kỷ có thể cười, nhưng tần suất và lý do cười có thể khác so với trẻ bình thường. Một số trẻ tự kỷ cười nhiều khi gặp điều gì đó vui vẻ, trong khi số khác có thể cười ít hơn hoặc cười trong những tình huống mà người khác không cho là vui. Điều này không có nghĩa là trẻ không cảm nhận được niềm vui hay hạnh phúc, mà là cách thể hiện cảm xúc của chúng có thể khác biệt do ảnh hưởng của các yếu tố như độ nhạy cảm với kích thích, khả năng hiểu biết xã hội và sự phát triển của hệ thần kinh bên trong trẻ.
2. Đặc điểm của nụ cười ở trẻ tự kỷ
Trẻ tự kỷ cũng có thể có khả năng biểu hiện cảm xúc bằng cách cười và đó là một phần của cảm xúc trong con người. Một số đặc điểm của nụ cười ở trẻ tự kỷ:
- Chậm biết cười: Trẻ tự kỷ có thể bắt đầu biết cười muộn hơn so với những trẻ phát triển bình thường cùng lứa. Đây là dấu hiệu điển hình để nhận biết trẻ tự kỷ.
- Giảm tần suất: Trẻ tự kỷ giảm tần suất cười
- Thiếu sự giao lưu xã hội: Nụ cười của trẻ tự kỷ diễn ra bất chợt, không liên quan đến một đối tượng nhất định hay giao tiếp xã hội.
- Nụ cười lặp đi lặp lại hoặc thoáng qua: Một số trẻ mắc chứng tự kỷ có thể cười thoáng qua, ngắn ngủi hoặc có hành vi mỉm cười lặp đi lặp lại.
Nụ cười lặp đi lặp lại không có mục đích là một trong những dấu hiệu tự kỷ
>> XEM CHI TIẾT: Nhận biết hành vi của trẻ tự kỷ và cách cải thiện hiệu quả
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến nụ cười ở trẻ tự kỷ
Trẻ tự kỷ có hay cười không luôn là câu hỏi mà mọi người quan tâm. Nụ cười của trẻ tự kỷ có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm các yếu tố về sinh lý, tâm lý và môi trường.
3.1. Độ nhạy cảm giác quan
Trẻ tự kỷ thường có mức độ nhạy các giác quan cao hơn như âm thanh, ánh sáng và cảm giác. Những kích thích này có thể kích hoạt nụ cười của trẻ hoặc làm cho chúng tránh né các tình huống mà trẻ khác có thể thấy thú vị và đáng cười.
3.2. Khó khăn trong giao tiếp và kết nối với người khác
Trẻ tự kỷ thường gặp khó khăn trong việc nhận biết và hiểu các tín hiệu xã hội, bao gồm biểu cảm trên khuôn mặt của người khác. Điều này có thể khiến chúng ít cười khi tương tác xã hội, vì chúng không nhận ra khi nào là thời điểm thích hợp để cười
3.3. Khó diễn đạt cảm xúc
Trẻ tự kỷ thường gặp khó khăn trong giao tiếp và biểu đạt bằng ngôn ngữ, điều này cũng có thể ảnh hưởng đến nụ cười của chúng. Khi trẻ không thể diễn đạt được cảm xúc hoặc không hiểu những gì người khác đang nói, chúng có thể ít cười hoặc có thể cười như một cách để bù đắp cho sự thiếu hụt trong giao tiếp.
Trẻ em tự kỷ có độ nhạy cảm cao và khó giao tiếp trong cuộc sống
4. Mối liên hệ giữa chứng tự kỷ và nụ cười ở trẻ
Một trong những đặc điểm liên quan đến chứng tự kỷ là gặp khó khăn trong giao tiếp và tương tác xã hội. Do đó, thường có câu hỏi liệu trẻ tự kỷ có hay cười không. Phụ huynh thường chưa phân biệt rõ nụ cười giữa trẻ tự kỷ và trẻ phát triển bình thường, sau đây là sự so sánh khách quan:
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
>> [CHIA SẺ]: Dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ - Nên và không nên ăn gì?
5. Một số câu hỏi thường gặp về nụ cười ở trẻ tự kỷ
Bên cạnh câu hỏi trẻ tự kỷ có hay người không, chắc hẳn bậc phụ huynh của băn khoăn về tần suất cười, sự khác biệt về nụ cười, những giải đáp sau hy vọng sẽ giúp phụ huynh hiểu hơn về nụ cười của trẻ tự kỷ.
5.1. Liệu trẻ mắc chứng tự kỷ có thể cười được không?
Câu trả lời đương nhiên là có, trẻ tự kỷ có thể cười. Tuy nhiên, tần suất và mức độ phản ứng nụ cười của trẻ có thể khác với trẻ phát triển bình thường. Cha mẹ nên dành thời gian để quan sát con trẻ trong quá trình con phát triển, chơi cùng con, trò chuyện cùng con để con có cảm giác được đồng hành.
5.2. Liệu con tôi mắc chứng tự kỷ có bao giờ có được nụ cười thực sự không?
Trẻ tự kỷ có thể phát triển nụ cười chân thật khi chúng lớn lên và phát triển. Can thiệp điều trị sớm có thể giúp trẻ cải thiện kỹ năng giao tiếp xã hội, giúp cho nụ cười xuất hiện thường xuyên và phù hợp hơn.
5.3. Có thể phát hiện sớm những dấu hiệu của chứng tự kỷ qua nụ cười của trẻ sơ sinh như thế nào?
Trẻ sơ sinh thường bắt đầu cười để phản ứng với khuôn mặt, giọng nói hoặc các kích thích từ người khác vào khoảng 6 đến 8 tuần tuổi. Nếu trẻ không phản ứng với nụ cười hoặc không cười khi được người khác cười với, điều này có thể là một dấu hiệu cảnh báo sớm về chứng tự kỷ. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là không phải tất cả trẻ sơ sinh có kiểu cười chậm hoặc không điển hình đều mắc chứng tự kỷ. Điều quan trọng là phải tìm kiếm các dấu hiệu chậm phát triển khác và trao đổi với bác sĩ nhi khoa nếu bạn có lo ngại.
Ba mẹ bên cạnh đồng hành cùng con sẽ giúp con vượt qua chứng tự kỷ
5.4. Liệu việc trẻ sơ sinh không cười có thể là do những tình trạng khác ngoài chứng tự kỷ không?
Có, có những tình trạng khác có thể gây ra tình trạng không cười ở trẻ sơ sinh, chẳng hạn như mất thính lực hoặc các vấn đề về thị lực. Điều quan trọng là phải loại trừ bất kỳ nguyên nhân tiềm ẩn nào khác trước khi đưa ra kết luận về chẩn đoán tự kỷ. Một số trẻ có thể ít cười hơn do bản tính trầm lặng, ít thể hiện cảm xúc ra bên ngoài. Điều này có thể là một phần của sự khác biệt cá nhân và không phải là dấu hiệu của bất kỳ tình trạng phát triển nào.
5.5. Làm thế nào tôi có thể khuyến khích con tôi mắc chứng tự kỷ cười nhiều hơn?
Mỗi đứa trẻ đều có những đặc điểm riêng, nhưng có một số cách có thể giúp khuyến khích trẻ tự kỷ mỉm cười. Bạn có thể sử dụng sự củng cố tích cực, chẳng hạn như khen ngợi mỗi khi trẻ mỉm cười, tham gia vào các hoạt động mà trẻ yêu thích và cung cấp nhiều kích thích giác quan thông qua trò chơi. Ngoài ra, có thể đến các chuyên gia tâm lý trẻ em để nhận được lời khuyên phù hợp với nhu cầu riêng của con bạn.
Mối liên hệ giữa chứng tự kỷ và nụ cười ở trẻ không chỉ đơn thuần là một biểu hiện cảm xúc mà còn phản ánh sâu sắc sự khác biệt trong cách trẻ tự kỷ cảm nhận, hiểu và tương tác với thế giới xung quanh. Việc hiểu rõ mối liên hệ này có thể giúp cha mẹ và những người chăm sóc trẻ tự kỷ tìm cách hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển cảm xúc của trẻ một cách hiệu quả. Bài viết trên đã giải đáp phần nào về câu hỏi trẻ tự kỷ có hay cười không? Cha mẹ nên biết rằng bất cứ đứa trẻ nào cũng mang trong mình một tâm hồn vui vẻ, hãy trân trọng và bên cạnh con, đồng hành để con trở thành một đứa trẻ hạnh phúc.
Trong bài viết có tham khảo 1 số thông tin nghiên cứu về chứng tự kỷ ở trẻ em:
https://www.goldenstepsaba.com/resources/do-babies-with-autism-smile
Bài viết phổ biến khác