phone

Ứng dụng tế bào gốc điều trị suy giảm thị lực

Ứng dụng tế bào gốc điều trị suy giảm thị lực

Tác giả: , bài viết được tư vấn chuyên môn bởi: TS.BS Takaaki Matsuoka Viện trưởng Trung tâm tế bào gốc Helene

Tế bào gốc là loại tế bào có khả năng biệt hóa thành mọi tế bào khác trong cơ thể. Ngoài ra, chúng có có khả năng chữa trị các tế bào bị tổn thương. Vận dụng nguyên lý này, công nghệ tế bào gốc đã được áp dụng để điều trị nhiều loại bệnh trong đó có ứng dụng tế bào gốc điều trị suy giảm thị lực.

Nội dung bài viết


1. Tìm hiểu về suy giảm thị lực

Việc tìm hiểu suy giảm thị lực là gì cùng nguyên nhân dẫn đến suy giảm thị lực sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của ứng dụng tế bào gốc điều trị suy giảm thị lực. 

1.1 Suy giảm thị lực là gì?

Suy giảm thị lực là tình trạng suy giảm khả năng nhìn ở cấp độ từ nặng đến nhẹ mà việc đeo kính không khắc phục được hoặc nhìn kém khi đã đeo kính, kính áp tròng. Suy giảm thị lực thường xảy ra ở những bệnh nhân có tổn thương ở mắt qua việc mắc các bệnh như: tật khúc xạ, tăng nhãn áp,... Thị lực suy giảm ảnh hưởng nhiều đến đời sống sinh hoạt hằng ngày, khiến người bệnh đi lại khó khăn bởi khả năng nhìn hạn chế. 

Đặc biệt, trẻ em bị giảm sút khả năng nhìn sẽ liên lụy đến ngôn ngữ và trí tuệ, khiến, gây khó khăn trong quá trình hòa nhập và phát triển bản thân, khiến kết quả học tập giảm sút. Để nhận biết suy giảm thị lực sớm hơn, bạn có thể theo dõi bản thân qua các dấu hiệu dưới đây:

  • Khả năng nhìn giảm đột ngột khiến bạn không nhìn rõ được các vật xung quanh.
  • Cảm giác có màng che mắt
  • Mắt bị nhìn mờ ở một bên hoặc hai bên mắt
  • Nhìn các đồ vật bị nhòe, không rõ

tế bào gốc điều trị suy giảm thị lựcSuy giảm thị lực khiến bạn nhìn mọi vật xung quanh bị mờ đi 

1.2 Nguyên nhân gây nên tình trạng suy giảm thị lực

Suy giảm thị lực có thể do các nguyên nhân như:

  • Các tật khúc xạ: cận thị, viễn thị, loạn thị
  • Do tuổi tác, khi đó người già sẽ bị lão thị
  • Do bệnh lý: quáng gà, mù màu, bong giác mạc, đục thủy tinh tế, tăng nhãn áp, viêm kết mạc,...
  • Do chấn thương làm thị lực mắt suy giảm đột ngột 

1.3 Phương pháp điều trị suy giảm thị lực

Dựa vào nguyên nhân khiến thị lực suy giảm, các bác sĩ có những phương pháp điều trị suy giảm thị lực như:

  • Đối với tật khúc xạ (cận thị, viễn thị, loạn thị): Đeo kính hoặc phẫu thuật.
  • Đối với suy giảm thị lực do bệnh lý hoặc chấn thương thì tùy vào từng căn bệnh hay mức độ chấn thương để có phương pháp chữa trị phù hợp. Ví dụ: đục thủy tinh thể sẽ được khắc phục bằng phẫu thuật cấy ghép thủy tinh thể nhân tạo, tăng nhãn áp có thể dùng thuốc hoặc phẫu thuật,... 
  • Ngoài ra, chế độ ăn uống và luyện tập khoa học cũng giúp cải thiện thị lực. 
  • Đối với suy giảm thị lực do tật khúc xạ thì có thể cải thiện nhờ đeo kính hoặc phẫu thuật

2. Liệu pháp tế bào gốc điều trị suy giảm thị lực

Sự thoái hóa của các tế bào cảm quang là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến khả năng nhìn bị suy giảm. Nếu không có phương pháp can thiệp kịp thời sẽ dẫn đến mù lòa và không thể chữa trị. 

Theo các nhà khoa học tại Viện Nghiên cứu Mắt Singapore và Viện Karolinska, Thụy Điển, cụ thể là giáo sư Tay Hwee Goon và đồng nghiệp đã phát triển ra phương pháp phát triển các tế bào tiền thân của tế bào cảm quang giúp khôi phục thị lực ở người bằng tế bào gốc. 

Theo đó, tế bào gốc sẽ được chuyên biệt thành tế bào cảm giác bằng protein laminin tinh khiết. Tiếp theo, các bác sĩ sẽ cấy ghép tế bào gốc vào võng mạc bị tổn thương và quan sát tình hình bệnh nhân. Các tế bào này kết nối với võng mạc và các dây thần kinh xung quanh, sống sót sau nhiều lần cấy ghép và giúp bệnh nhân cải thiện thị lực đáng kể. 

Tuy nhiên, trong các bệnh về mắt thì hiện nay, tế bào gốc điều trị được thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác (AMD), bệnh võng mạc di truyền (IRD), bệnh tăng nhãn áp và bệnh giác mạc. 

liệu pháp tế bào gốc điều trị suy giảm thị lựcLiệu pháp tế bào gốc sẽ giúp bệnh nhân cải thiện thị lực đáng kể 

Mời bạn đọc tìm hiểu chi tiết về tế bào gốc là gì và ứng dụng của nó

3. Các loại tế bào gốc được sử dụng trong nghiên cứu thị giác

Hiện nay, có 3 loại tế bào gốc được sử dụng trong nghiên cứu thị giác đó là: 

  • Tế bào gốc phôi (ESC) là tế bào đa năng, có thể trở thành bất cứ tế bào nào trong cơ thể.
  • Tế bào gốc đa năng cảm ứng (iPSC): là các tế bào trưởng thành đã được thay đổi để hoạt động giống như ESC. Khoảng 15 năm trước, tế bào iPSC được phát hiện là có thể thay đổi gen của một tế bào trưởng thành như da hoặc tế bào máu và biến nó thành iPSC. iPSC có thể tạo ra tất cả các loại tế bào và vì chúng có thể được tạo ra trong phòng thí nghiệm nên nguồn cung cấp chúng là không giới hạn.
  • Tế bào gốc trưởng thành: Tế bào gốc trưởng thành có thể tạo ra một vài loại tế bào khác nhưng không phải tất cả. Loại tế bào này đang được nghiên cứu để trị mù mắt nhưng khả năng còn hạn chế hơn so với iPSC và ESC. 

các loại tế bào gốc trong điều trị suy giảm thị lựcCác loại tế bào gốc được sử dụng để nghiên cứu thị giác

Nhìn chung, ứng dụng tế bào gốc điều trị suy giảm thị lực là một phương pháp chữa trị giảm khả năng nhìn hiện đại và mở ra nhiều hy vọng cho các bệnh nhân. Ngày nay, công nghệ này vẫn đang được nghiên cứu và phát triển thêm để cải thiện thị lực của người bệnh một cách hoàn toàn.

4. Mirai Care - Địa chỉ kết nối trị liệu tế bào gốc Nhật Bản uy tín

Hiện nay điều trị bằng phương pháp tế bào gốc tự thân chưa được cấp phép tại Việt Nam, người Việt muốn sử dụng tế bào gốc để trị liệu các bệnh mãn tính hoặc trẻ hóa và làm đẹp thường chọn Nhật Bản. Trung tâm tế bào gốc Helene - Đối tác của Mira Care là cơ sở đầu tiên được cấp phép trị liệu tế bào gốc tại Nhật Bản

Khách hàng muốn tìm hiểu thêm thông tin hoặc nhận tư vấn từ đội ngũ chuyên gia y tế hàng đầu, vui lòng liên hệ 18008144 để được Mirai Care tư vấn và kết nối tới các bệnh viện uy tín tại Nhật Bản. Chúng tôi đồng hành cùng khách hàng trong hành trình bảo vệ sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống

Thông tin liên hệ:

  • Công ty cổ phần Mirai Care
  • Hotline: 18008144
  • Email: [email protected]
  • Địa chỉ: Tầng 09, tòa IDMC, 18 Tôn Thất Thuyết, Phường Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Chi nhánh tại Nhật Bản: Tầng 3, Tòa nhà Daishin Akiyama, 2-3-1 Konan, Minato-ku, Tokyo, Nhật Bản