Chi phí điều trị ung thư bằng tế bào gốc
Tác giả: Ngô Thị Thúy An
Liệu pháp tế bào gốc được coi là cách mạng lớn trong y học. Đây là phương pháp điều trị bệnh ung thư, bệnh về máu,...từ lành tính đến ác tính hiện đại và tối ưu nhất hiện nay. Nhờ có liệu pháp này mà những người mắc các bệnh này có cơ hội khỏi bệnh trở lại cuộc sống bình thường. Vậy chi phí điều trị ung thư bằng tế bào gốc bao nhiêu? Thời gian điều trị là bao lâu và các phương pháp điều trị như thế nào? Tất cả thắc mắc này sẽ được Mirai Care giải đáp trong bài viết này, cùng theo dõi nhé!
Nội dung bài viết
1. Nguồn gốc sinh ra liệu pháp tế bào gốc
Tế bào gốc là một thuật ngữ mới, có tên tiếng anh là Stem Cell. Thuật ngữ này xuất hiện lần đầu vào năm 1868 do nhà sinh học người Đức Ernst Haeckel sử dụng để miêu tả các tế bào gốc của cơ thể con người. Hai mươi năm sau, quần thể tế bào gốc trong phôi được hai nhà động vật học người Đức là Valentine Haecker, Theodor Heinrich Boveri phát hiện.
Quần thể này có khả năng biệt hóa thành nhiều tế bào khác nhau với các chức năng chuyên biệt hơn. Phát hiện này là nền tảng quan trọng cho những nghiên cứu sau này về liệu pháp tế bào gốc. Trong bảng dưới đây có trình bày tóm tắt các nghiên cứu quan trọng xoay quanh liệu pháp này, mời bạn tham khảo.
Bảng nghiên cứu liệu pháp tế bào gốc.
2. Thời gian điều trị ung thư bằng tế bào gốc bao lâu?
Thời gian điều trị là một trong những yếu tố quyết định đến chi phí điều trị ung thư bằng tế bào gốc. Vì thế, rất nhiều người quan tâm tìm hiểu thời gian điều trị ung thư tế bào gốc bao lâu. Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Yi Hyeon Gyu liệu pháp tế bào gốc dùng để trị ung thư sẽ kéo dài vài tháng. Cụ thể:
- Thời gian đầu trị ung thư( 1 - 6 tuần): Người bệnh phải tiến hành hóa trị, xạ trị liều cao hoặc kết hợp cả hai nên sẽ mất khoảng 1 đến 2 tuần. Sau đó là thời gian nghỉ ngơi cho người bệnh hồi phục sức khỏe, thường là khoảng 4 tuần.
- Giai đoạn cấy ghép tế bào gốc ( 5 đến 10 ngày ): người bệnh sẽ được tiêm tế bào gốc vào cơ thể. Nghĩa là, tế bào sẽ được đưa vào cơ thể bằng một ống thông IV giống như khi truyền máu. Đợi khoảng 1 đến 5 giờ các tế bào gốc mới đưa vào sẽ được nhận.
- Giai đoạn phục hồi ( vài tháng đến 1 hoặc 2 năm ): Khi các tế bào gốc được nhận đã bắt đầu tạo ra các tế bào mới thay thế tế bào hư tổn. Tuy nhiên, lúc này hệ miễn dịch vẫn còn rất yếu nên cần có nhiều thời gian để hồi phục hoàn toàn.
3. Chi phí điều trị ung thư bằng tế bào gốc hiện nay là bao nhiêu?
Cấy ghép tế bào là một thủ thuật khá phức tạp và rất tốn kém. Theo khảo sát, chi phí điều trị ung thư bằng tế bào gốc dao động trong khoảng 5.000 USD – 25.000 USD. Quy đổi sang tiền Việt Nam là khoảng 115 triệu đến 580 triệu đồng. Chi phí điều trị sẽ thay đổi đáng kể tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Chi phí trị liệu bằng tế bào gốc có thể bị ảnh hưởng bởi: Loại tế bào gốc được sử dụng.
Lý do khiến chi phí của liệu pháp này đắt đỏ là:
- Thủ thuật mang tính chuyên môn hóa cao, đòi hỏi thời gian nghiên cứu tình trạng bệnh nhân trước khi thực hiện cấy ghép lâu nên chưa được áp dụng rộng rãi.
- Nguồn cung cấp tế bào gốc ít và số lượng không lớn nên nếu người bệnh cần số lượng tế bào càng lớn thì chi phí càng cao.
- Trang thiết bị, dụng cụ phục vụ cho quá trình điều trị đòi hỏi phải đạt tiêu chuẩn tuyệt đối.
Chi phí điều trị ung thư bằng tế bào gốc khá cao, khoảng 5.000 USD – 25.000 USD.
Tại Mirai Care chúng tôi có các gói tế bào gốc phù hợp với đa dạng khách hàng từ cao tới thấp. Mirai Care có hơn 300 đối tác tại Nhật Bản cung cấp liệu pháp tế bào gốc. Khách hàng muốn tìm hiểu thêm thông tin bảng giá chi tiết hoặc nhận tư vấn về tế bào gốc từ đội ngũ chuyên gia y tế hàng đầu, vui lòng liên hệ 18008144 để được Mirai Care tư vấn và kết nối tới các bệnh viện uy tín tại Nhật Bản. Chúng tôi đồng hành cùng khách hàng trong hành trình bảo vệ sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống
>>> Có thể bạn quan tâm điều trị bệnh tự miễn bằng tế bào gốc
4. Điều trị ung thư bằng tế bào gốc nhưng không lưu tế bào gốc cuống máu có được không?
Phương pháp điều trị ung thư bằng tế bào gốc được xem là cuộc cách mạng lớn trong y học. Những tế bào được chọn sử dụng để cấy ghép thường có nguồn gốc từ máu ngoại vi, tủy xương, từ máu cuống rốn của nhau thai khi em bé vừa chào đời.
Theo các nhà khoa học đã chứng minh thì máu cuống rốn là nơi có lượng lớn tế bào gốc nhất và có khả năng tạo máu cực tốt. Tuy nhiên, tế bào gốc từ nguồn này cần được sàng lọc và trữ đông tại ngân hàng tế bào gốc. Vì thế, có nhiều người thắc mắc điều trị ung thư bằng tế bào gốc nhưng không lưu tế bào máu gốc cuống máu có được không?
Trả lời, cấy ghép tế bào gốc chính là liệu pháp tiêu chuẩn để điều trị và phục hồi khả năng tái tạo máu, tế bào miễn dịch trong cơ thể. Trường hợp người bệnh không lưu tế bào gốc cuống máu thì vẫn có cơ hội điều trị ung thư bằng tế bào gốc ở các nguồn khác như tủy xương, máu ngoại vi. Những tế bào gốc tại đây được sàng lọc kỹ lưỡng, nuôi cấy đảm bảo khả năng phát triển thành tế bào máu bất kỳ trong 3 loại là hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.
Điều trị ung thư bằng tế bào gốc nhưng không lưu tế bào gốc cuống máu có thể lấy từ tủy xương, máu ngoại vi,....
>>> Xem thêm phương pháp điều trị tự kỷ bằng tế bào gốc
5. Các phương pháp ghép và chỉ định điều trị ung thư bằng tế bào gốc
Phương pháp cấy ghép tế bào gốc được hiểu đơn giản là quá trình đưa tế bào gốc đã qua sàng lọc truyền qua ven tĩnh mạch vào cơ thể của người bệnh. Khi tế bào được đưa vào cơ thể sẽ tiếp tục di chuyển đến tủy xương để nhận và thay thế tế bào đã bị hư tổn do hóa trị, xạ trị. Có 2 phương pháp cấy ghép phổ biến là:
5.1 Cấy ghép tự thân
Tế bào gốc được chọn để cấy ghép có nguồn gốc từ tủy cương hoặc máu ngoại vi của chính người bệnh. Phương pháp này được sử dụng với điều kiện cơ thể người bệnh vẫn còn vài tế bào khỏe mạnh.
Cấy ghép tế bào gốc tự thân.
Ưu điểm
Người bệnh có cơ hội lấy lại tế bào gốc của chính mình, tránh được tình trạng nhiễm trùng từ người khác hoặc tế bào ghép tấn công cơ thể.
Nhược điểm
- Đôi khi tế bào gốc sau khi được cấy không thể vào tủy xương hoặc không có khả năng tái sinh máu như dự kiến.
- Tế bào ung thư đã từng chiến thắng hệ miễn dịch của người bệnh thì cũng có thể lặp lại điều này lần nữa dù đã cấy tế bào gốc. Tức là bệnh có thể tái phát bất cứ lúc nào.
- Trong quá trình điều trị ung thư bằng tế bào gốc tự thân có nguy cơ nhiễm trùng hoặc xuất huyết cao.
Ứng dụng
Phương pháp cấy ghép này được áp dụng để điều trị nhóm bệnh ung thư hệ mau như đa u tủy, bạch cầu,... và một số bệnh lý khác.
Cấy ghép tế bào gốc dị thân/ cấy ghép chéo
Tế bào gốc được dùng để cấy ghép có nguồn gốc từ người hiến tặng. Chỉ cần người đó có tế bào tương thích với người bệnh, có thể là anh chị em cùng huyết thống hoặc người lạ không có quan hệ huyết thống.
5.2 Cấy ghép tế bào gốc dị thân.
Ưu điểm
- Giúp tạo hệ miễn dịch mới có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại sau khi người bệnh thực hiện hóa trị hoặc xạ trị.
- Tế bào được cấy từ người hiến tặng có thể tạo thêm các tế bào bạch cầu khỏe mạnh cho người bệnh.
Nhược điểm
- Nếu cấy tế bào không tương thích sẽ bị chết hoặc tấn công ngược vật chủ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm không thể lường trước được. Tức là hệ miễn dịch mới sinh ra tấn công các tế bào khỏe mạnh tồn tại trong cơ thể người bệnh.
- Nguy cơ nhiễm trùng cao, thậm chí có thể dẫn đến tử vong mặc dù đã được sàng lọc kỹ lưỡng.
Ứng dụng
- Điều trị một số bệnh như: Đa u tủy, hội chứng loạn sinh tủy, bạch cầu, u lympho, và thiếu máu bất sản.
Kết luận
Nhìn chung chi phí của quá trình người bệnh chống chọi với ung thư là khá tốn kém cả về tiền bạc và sức lực. Chi phí điều trị ung thư bằng tế bào gốc cao hay thấp còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như mức độ phức tạp, số lượng và nguồn tế bào gốc. Hy vọng với những thông tin chia sẻ của Mirai Care trong bài viết, gia đình và người bệnh ung thư có thể lạc quan yêu đời hơn để đẩy lùi căn bệnh hiểm nghèo
Bài viết phổ biến khác