phone

Ứng dụng tế bào gốc trong điều trị ung thư

Ứng dụng tế bào gốc trong điều trị ung thư

Tác giả: , bài viết được tư vấn chuyên môn bởi: TS.BS Takaaki Matsuoka Viện trưởng Trung tâm tế bào gốc Helene

Ứng dụng Tế bào gốc trong điều trị ung thư đang mở ra những triển vọng mới trong cuộc chiến chống lại căn bệnh quái ác không chỉ tại Việt Nam mà trên toàn thế giới. Càng ngày càng nhiều người đang quan tâm đến việc tế bào gốc có thể điều trị được bao nhiêu bệnh ung thư, vai trò, ưu nhược điểm và quy trình thực thi liệu pháp chữa trị hiện đại này. Mời bạn cùng theo dõi chi tiết hơn về phương pháp này trong bài viết dưới đây.

Nọi dung bài viết


1. Các loại ung thư có thể điều trị bằng tế bào gốc

ứng dụng tế bào gốc điều trị ung thư

Tế bào gốc điều trị ung thư là việc phục hồi các tế bào gốc bị mất đi trong quá trình xạ trị hoặc hóa trị ở những bệnh nhân bị ung thư. Phương pháp này đặc biệt hữu ích khi điều trị các loại bệnh ung thư dưới đây:

  • Bênh ung thư máu (chiếm phần lớn): Gồm ba nhóm bệnh là bệnh bạch cầu (leukemia), ung thư hạch (lymphoma) và u tủy (myeloma). Tế bào gốc tạo máu truyền vào cơ thể sẽ thay thế những tế bào gốc tạo máu không khỏe mạnh hoặc đã mất sau quá trình hóa trị, xạ trị.
  • Bệnh ung thư khác như ung thư tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tụy, ung thư vú…: Tế bào gốc phát triển thành tế bào khỏe mạnh và thay thế các tế bào ung thư, giúp phục hồi chức năng bình thường của bộ phận cơ thể.
  • Ngoài bệnh ung thư, phương pháp cấy ghép tế bào gốc trị ung thư còn chữa trị một số bệnh liên quan đến máu như chứng rối loạn sinh máu, rối loạn bẩm sinh của hồng cầu, khiếm khuyết về chuyển hóa,...

2. Các loại tế bào gốc có thể được sử dụng để điều trị ung thư

Dựa trên nguồn gốc của tế bào gốc có 5 loại tế bào gốc trong điều trị ung thư đó là:

  • Tế bào gốc phôi. Đây là loại tế bào được tách ra từ phôi nang, Cần được lấy ra trong giai đoạn đầu của thai nhi. Tuy nhiên việc lấy tế bào gốc phôi được cho là có liên quan đến vấn đề đạo đức nên việc sử dụng tế bào gốc phôi để điều trị ung thư là một điều không được khuyến khích.
  • Tế bào gốc trưởng thành được lấy từ các mô trưởng thành, Chúng có khả năng phát triển thành tế bào của các cơ quan như xương, mỡ và da nhưng không phải tất cả. Các tế bào gốc này được ứng dụng rộng rãi trong việc điều trị bệnh ung thư. 
  • Tế bào gốc từ mô dây rốn được thu thập từ khi em bé sinh ra.Trong đó tế bào được sử dụng và nghiên cứu nhiều nhất là tế bào MSCs, dùng để điều trị bệnh lý ở các cơ quan của cơ thể.
  • Tế bào gốc từ máu dây rốn. Hiện nay, loại tế nào này được FDA chấp nhận trong việc điều trị bệnh hiểm nghèo liên quan đến máu.
  • Tế bào gốc đa năng cảm ứng. Đây là loại tế bào gốc trị ung thư tiềm năng nhất. Tuy nhiên, chi phí rất đắt. 

Các tế bào gốc này có thể được lấy từ chính cơ thể người bệnh (tế bào gốc tự thân), hay lấy từ cơ thể người khác có mức độ tương thích.

3. Vai trò của tế bào gốc trong điều trị ung thư

Vai trò của tế bào gốc trong điều trị ung thư

Theo  TS.BS Takaaki Matsuoka Viện trưởng Trung tâm tế bào gốc Helene, Tế bào gốc đóng vai trò rất quan trọng trong điều trị ung thư. Cấy ghép tế bào gốc thường không có tác dụng trực tiếp chống lại bệnh ung thư. Thay vào đó, chúng giúp bạn phục hồi khả năng sản xuất tế bào gốc của cơ thể sau khi điều trị bằng xạ trị, hóa trị hoặc cả hai liều rất cao. Tuy nhiên, trong bệnh đa u tủy và một số loại bệnh bạch cầu , việc cấy ghép tế bào gốc có thể có tác dụng trực tiếp chống lại bệnh ung thư. Dưới đây là một số vai trò điển hình

  • Tái tạo hệ thống tế bào: Tế bào gốc có khả năng tự phân chia và phát triển thành các tế bào khỏe mạnh và thay thế các tế bào ung thư.
  • Hỗ trợ phục hồi tủy xương: Việc cấy ghép tế bào gốc tủy xương có thể giúp tăng cường khả năng sản xuất tế bào máu khỏe mạnh sau quá trình điều trị ung thư.
  • Tiêu diệt tế bào ung thư: Trong ghép tế bào gốc đồng loại, tế bào gốc có thể chống lại khối u vì bạch cầu từ người hiến tặng sẽ tấn công trực tiếp các tế bào ung thư còn sót lại trong người bệnh sau những đợt hóa trị, xạ trị liều cao. Điều này có thể giúp giảm kích thước của khối u và kiểm soát sự phát triển của ung thư.

>>> Có thể bạn quan tâm liệu pháp sinh học trong điều trị ung thư 

4. Ưu nhược điểm khi điều trị ung thư bằng tế bào gốc

điều trị ung thư bằng phương pháp ghép tế bào gốc tạo máu

4.1. Ưu điểm liệu pháp tế bào gốc trong điều trị ung thư

  • Tăng số lượng tế bào khỏe mạnh nhanh chóng: Tế bào gốc có khả năng phát triển thành nhiều loại tế bào khác nhau giúp tái tạo và thay thế các tế bào bị hư hại trong quá trình điều trị ung thư.
  • Hỗ trợ miễn dịch, ngăn ngừa ung thư: Phương pháp cấy ghép tế bào gốc máu gia tăng lượng bạch cầu trong cơ thể, giúp tăng cường hệ miễn dịch. Điều này có thể giúp kiểm soát sự phát triển và lan truyền của khối u cũng như hạn chế sự lây lan tế bào ung thư đến các tế bào khác.
  • Giảm sự phụ thuộc vào thuốc của bệnh nhân. 
  • Hỗ trợ bệnh nhân trong quá trình điều trị ung thư bằng các phương pháp như xạ trị hay hóa trị. 

4.2. Nhược điểm liệu pháp tế bào gốc trong điều trị ung thư

Việc sử dụng tế bào gốc trong điều trị ung thư cũng có các nhược điểm mà bạn cần biết đó là: 

  • Rủi ro và phản ứng phụ: Cấy ghép tế bào gốc có thể gây ra một số rủi ro và phản ứng phụ như nhiễm trùng, viêm nhiễm, phản ứng miễn dịch, thay đổi hóc môn, tác động thần kinh hoặc có thể gây nên một số bệnh ung thư khác.
  • Điều kiện kỹ thuật và kinh phí: Quá trình thu thập, chế biến và cấy ghép tế bào gốc đòi hỏi điều kiện kỹ thuật cao, kinh phí lớn. Bên cạnh đó, việc xét nghiệm để tìm ra người có tế bào gốc phù hợp cũng khó. Điều này sẽ là một thách thức đối với việc phổ biến, ứng dụng rộng rãi phương pháp này. Chính vì vậy, trong thời buổi hiện đại ngày nay, việc lưu trữ tế bào gốc ở rốn từ khi trẻ mới sinh ra là điều quan trọng, được ví như “bảo hiểm mạng sống” của con người. 
  • Ngoài ra, còn có khả năng xảy ra bệnh tự miễn. Đó là việc các tế bào miễn dịch tấn công nhầm các tế bào có lợi hoặc tế bào của chính cơ thể mình. Tuy nhiên, hậu quả không đáng quan ngại. 

5. Quy trình điều trị ung thư bằng tế bào gốc tại Mirai Care

Mirai Care thuộc tập đoàn BELIEF GROUP là công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại, nhập khẩu, cung cấp dịch vụ tư vấn, giới thiệu và kết nối trong lĩnh vực y tế dự phòng, y học tái tạo. Mirai Care luôn đồng hành cùng bệnh nhân ung thư trong quá trình điều trị bằng tế bào gốc với quy trình sau đây:

Bước 1: Tư vấn liệu trình và lấy tế bào gốc

Bác sĩ tư vấn về liệu pháp tế bào gốc, trao đổi về kỳ vọng của khách hàng. Sau đó, thực hiện xét nghiệm máu để đảm bảo khách hàng phù hợp với phương pháp đề ra. Nếu thành công, bác sĩ sẽ thực hiện tiểu phẫu để lấy mẫu tế bào gốc.

Bước 2: Nuôi cấy tế bào gốc

Tế bào gốc trong mô mẫu được phân tách 2 giờ sau khi lấy để đảm bảo chất lượng. Tế bào gốc được nuôi cấy trong môi trường chuyên biệt từ 3 - 4 tuần để đạt được số lượng tối ưu.

Bước 3: Truyền lại vào cơ thể

Tế bào gốc được truyền lại vào cơ thể theo cách tiêm trực tiếp hoặc truyền qua tĩnh mạch tùy vào mục tiêu điều trị. Tế bào gốc khi đưa vào cơ thể sẽ tìm tới các cơ quan, khu vực bị tổn thương để hỗ trợ chữa trị.

Bước 4: Theo dõi sau điều trị

Khách hàng sau khi được truyền tế bào gốc sẽ được nghỉ ngơi theo dõi và thường có thể xuất viện sau một thời gian nghỉ ngơi ngắn. Bệnh nhân tiếp tục nhận được sự hỗ trợ, tư vấn, theo dõi sau khi kết thúc liệu trình.

ứng dụng tế bào gốc trong điều trị ung thư

Miraicare - Đơn vị uy tín trong việc điều trị ung thư bằng tế bào gốc

6. Thành tựu ứng dụng tế bào gốc trong điều trị bệnh ung thư

Tháng 9/2023, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên đã thực hiện thành công ca ghép tế bào gốc tạo máu tự thân đầu tiên tại bệnh viện điều trị bệnh nhân Trần Văn H (50 tuổi, ở Thái Nguyên) được chẩn đoán đa u tủy xương (giai đoạn 3).

Ngày 31/8/2023, Bệnh viện trung ươn Huế cũng đã hoàn tất thủ tục xuất viện cho bệnh nhi Phan Đình D. (sinh năm 2019, trú ở tỉnh Đắk Lắk) sau khi thực hiện thành công ca ghép tế bào gốc để cứu tính mạng cháu bé này. Trước đó, cháu Phan Đình D. (4 tuổi) được chẩn đoán u nguyên bào thần kinh nguy cơ cao với khối u tại khoang sau phúc mạc, di căn xương.

Đó là những ca bệnh thực hiện ghép tế bào gốc tạo máu điều trị ung thư tại Việt Nam trong năm 2023, Nguồn thông tin từ website chính thức của bộ y tế, https://moh.gov.vn/. Tuy nhiên vẫn còn phương pháp ghép tế bào gốc trung mô điều trị ung thư đang được các nhà khoa học nghiên cứu và ứng dụng. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, tế bào gốc trung mô có tác dụng tạo điều kiện thuận lợi cho việc phục hồi các cơ quan bị tổn thương và có thể, giúp cơ thể dung nạp hóa trị liệu liều cao nhằm cải thiện tác dụng tiêu diệt khối u

Bài viết đã giới thiệu tổng quan những bệnh ung thư có thể điều trị bằng tế bào gốc, vai trò, ưu nhược điểm và quy trình ứng dụng tế bào gốc trong điều trị ung thư của Mirai Care. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu phương pháp điều trị ung thư hiện đại này. Nếu bạn đang quan tâm đến việc điều trị ung thư bằng tế bào gốc, hãy liên hệ đến Mirai Care để được các bác sĩ tư vấn nhé. 

Câu hỏi thường gặp về tế bào gốc trong điều trị ung thư

Cấy ghép tế bào gốc hoặc ghép tủy xương là phương pháp điều trị một số loại ung thư như bệnh bạch cầu, ung thư hạch và u tủy. Đối với các loại ung thư khác, cấy ghép tế bào gốc không có tác dụng điều trị ung thư một cách trực tiếp, nhưng phương pháp này đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi sức khỏe của người bệnh một cách hiệu quả và bền vững.

Bạn đọc có thể tham khảo dữ liệu tỷ lệ sống sót sau 3 năm của người bệnh ung thư sau khi cấy ghép tế bào gốc tại các trung tâm tế bào gốc dưới đây: Đa u tủy : Dữ liệu cho thấy 79% còn sống sau 3 năm cấy ghép. Ung thư hạch Hodgkin : Khoảng 92% số người được ghép tế bào gốc vẫn sống được ba năm sau khi điều trị. Ung thư hạch không Hodgkin : Giống như ung thư hạch Hodgkin, hầu hết mọi người đều được cấy ghép tế bào gốc vì tình trạng của họ đã tái phát sau điều trị. Trong số đó, 72% còn sống sau 3 năm chẩn đoán.