phone

5 Dấu hiệu trẻ tự kỷ nhẹ mà ba mẹ nên để ý

5 Dấu hiệu trẻ tự kỷ nhẹ mà ba mẹ nên để ý

Tác giả:

Tự kỷ nhẹ là một hội chứng khiếm khuyết trong việc giao tiếp ở mức độ nhẹ. Nhiều ba mẹ thường không để ý và chủ quan trước các dấu hiệu trẻ tự kỷ nhẹ, khiến cho bệnh có nguy cơ tiến triển thành tự kỷ. Chính vì vậy, dưới đây là 5 triệu chứng của bệnh tự kỷ giai đoạn sớm mà bậc cha mẹ nên lưu ý. 

 

Nội dung bài viết:


1. Tự kỷ dạng nhẹ ở trẻ là gì?

Tự kỷ nhẹ (HFA - High Functioning Autism) là tổ hợp các hội chứng dạng nhẹ của bệnh tự kỷ. Trong đó, tự kỷ là tổ hợp các khiếm khuyết trong việc giao tiếp, tương tác, bao gồm: hành vi, lời nói, cử chỉ, cảm xúc,... ảnh hưởng đến khả năng hòa nhập xã hội. 

Các dấu hiệu trẻ tự kỷ nhẹ thường không rõ ràng nên ba mẹ dễ chủ quan. Lâu dần, bệnh tiến triển thành hội chứng tự kỷ khiến việc chữa trị khó khăn hơn và làm suy giảm chất lượng cuộc sống của trẻ. Chính vì vậy, việc nhận biết sớm các triệu chứng tự kỷ giai đoạn đầu của bé rất quan trọng. 

Ngoài ra, tự kỷ thường bị nhầm với chậm phát triển. Đây là 2 rối loạn liên quan đến ngôn ngữ, học tập, tương tác và các mối quan hệ xung quanh trẻ. Tuy nhiên, đối với tự kỷ, các triệu chứng thường lặp đi lặp lại, hạn chế về ngôn ngữ và phát triển trí tuệ không đều. Trong khi đó, trẻ phát triển chậm thì có nhận thức và sự thích nghi kém. 

Do đó, bạn nên theo dõi sát 5 dấu hiệu trẻ tự kỷ nhẹ dưới đây để nhận biết chính xác bệnh của trẻ sớm nhất. 

>> Xem ngay: Cách giúp bố mẹ phát hiện dấu hiệu bệnh tự kỷ ở trẻ em

Khái niệm tự kỷ dạng nhẹ ở trẻ em

Khái niệm tự kỷ dạng nhẹ ở trẻ em

2. Dấu hiệu trẻ tự kỷ nhẹ ba mẹ cần quan tâm

Có 5 dấu hiệu trẻ bị tự kỷ nhẹ bà mẹ cần để ý dưới đây:

2.1 Khó khăn trong việc thiết lập mối quan hệ xã hội

Trẻ bị tử kỷ giai đoạn sớm có thể gặp khó khăn trong việc hình thành mối quan hệ xã hội, đặc biệt là lúc giao tiếp. Bé có dấu hiệu lảng tránh ánh mắt hoặc không nhìn trực tiếp vào mắt người nói chuyện. Bên cạnh đó, bé thích các hành động đơn giản như lặp lại 1 số từ quan thuốc hơn là giao tiếp với con người như trẻ em bình thường.

2.2 Khả năng ngôn ngữ giới hạn

Theo nghiên cứu của Bệnh viện nhi trung ương, 93% trẻ tự kỷ đều có khiếm khuyết về ngôn ngữ. Trẻ tự kỷ giai đoạn sớm bị hạn chế về khả năng ngôn ngữ. Bé thường lặp lại một vài từ hoặc không nói chuyện. Bên cạnh đó, trẻ cùng có thói quen nói lại liên tục một từ, cụm từ được nghe thấy. 

2.3 Lặp lại hành động, không quan tâm

Trẻ em bình thường luôn thích khám phá các trò chơi, trong khi đó, trẻ bị tự kỷ nhẹ sẽ chỉ thích một vài trò chơi quen thuộc và không quan tâm đến các trò khác. Ngoài ra, bé cũng có những hành động tự chơi đơn giản, lặp đi lặp lại như lắc lư người, vỗ tay, nhún nhảy,... 

Trẻ tự kỷ thường quan tâm đến một vài trò chơi quen thuộc 

Trẻ tự kỷ thường quan tâm đến một vài trò chơi quen thuộc 

2.4 Khó khăn trong việc thích nghi với thay đổi

Đây cũng là một trong những dấu hiệu trẻ tự kỷ nhẹ mà bạn nên lưu ý. Bé mắc tự kỷ giai đoạn đầu không thích sự thay đổi với mọi thứ thân thuộc xung quanh. Ví dụ như khi bạn đổi chỗ các đồ đạc trong phòng bé, thay đổi thói quen tắm rửa, ăn cơm,... sẽ khiến trẻ vô cùng tức giận và khó chịu. 

2.5 Khả năng phát triển các sở thích đặc biệt

Trẻ bị tự kỷ nhẹ có thể phát triển các sở thích đặc biệt mà không để tâm đến những sở thích khác. Ví dụ, bé quan tâm đến một món đồ chơi nào đó hoặc các chủ đề đặc biệt. Trong trường hợp này, bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia để có hướng hỗ trợ bé chính xác. 

>> Đọc thêm tại: Nguyên nhân và các mức độ bệnh phổ tự kỷ (ASD)

3. Tác hại của tự kỷ dạng nhẹ đối với bé

Tự kỷ dạng nhẹ là một phận trong giai đoạn phát triển bình thường của bé. Tuy nhiên, bệnh có thể tiến triển thành hội chứng tự kỷ nếu ba mẹ không để ý đến con em mình. Ngoài ra, xét trên một vài khía cạnh nào đó, tự kỷ dạng nhẹ cũng ảnh hướng đến cuộc sống của bé như:

3.1 Giao tiếp

Trẻ không thể hiểu được ngôn ngữ cũng như cử chỉ, hành động, biểu cảm để giao tiếp với người khác. Điều này gây ra khó khăn trong việc tạo dựng các mỗi quan hệ. Bên cạnh đó, trong các tình huống giao tiếp phức tạp, trẻ có thể gây ra hiểu nhầm cho đối phương, lâu dần dẫn đến sự cô lập với thế giới xung quanh. 

3.2 Khả năng học tập

Do khả năng giao tiếp, ngôn ngữ bị cản trở nên trẻ chậm tiếp nhận thông tin cũng như xử lý các nhiệm vụ được giao. Do đó, tự kỷ dạng nhẹ khiến cho việc học tập của trẻ kém hơn bạn bè đồng trang lứa. 

3.3 Phát triển xã hội

Trẻ bị tự kỷ gặp khó khăn trong việc tương tác, từ đó thiếu đi các kỹ năng xã hội cần thiết, đặc biệt trong các tình huống khẩn cấp. Trẻ không biết cách chia sẻ, biểu đạt ý muốn cũng như không hiểu ý của người khác, làm cho sự kết nối với các mối quan hệ xung quanh bị hạn chế, khiến thế giới của bé ngày càng cô lập.

Tự kỷ khiến trẻ mất dần kết nối với xã hội

Tự kỷ khiến trẻ mất dần kết nối với xã hội

3.4 Phát triển nhận thức

Việc chậm giao tiếp, học tập và mối quan hệ xã hội làm cho bé chậm phát triển nhận thức. Điều này dẫn đến nhiều khía cạnh trong cuộc sống của trẻ trở nên khó khăn hơn, đặc biệt là cách xoay sở trong các tình huống mới. 

Theo nghiên cứu của Ngô Xuân Điệp trên 104 trẻ tự kỷ tự nhẹ đến nặng, Khoa Tâm lý học Bệnh viện Nhi Đồng 2 TPHCM, có khoảng 20% trẻ bị tự kỷ nhẹ chậm phát triển so với độ tuổi. 

Theo nghiên cứu khác của trung tâm giáo dục Tường Minh, hầu như trẻ tự kỷ từ 4 đến 6 tuổi có nhận thức kém. 

Biểu đồ nhận thức của trẻ tự kỷ 

3.5 Sức khỏe tâm thần

Trẻ bị tự kỷ từ nhẹ đến nặng thường không quản lý được cảm xúc của mình. Bé có thể trầm cảm, căng thẳng hoặc phản ứng mãnh liệt trước một vấn đề nào đó. Sự bất ổn trong tâm lý gây ra rào cản để ba mẹ và mọi người xung quanh kết nối với bé. Ngoài ra, một số trẻ em tự kỷ cũng có thể tự làm hại bản thân khi cảm xúc không được kiểm soát. 

>> [LƯU NGAY]: 11 Hành vi của trẻ tự kỷ và cách cải thiện hiệu quả

4. Ba mẹ nên làm gì nếu trẻ có dấu hiệu tự kỷ nhẹ ở trẻ em?

Nếu bé nhà bạn có dấu hiệu của trẻ bị tự kỷ nhẹ, việc thấu hiểu và chăm sóc bé đúng cách rất quan trọng để giúp bé phát triển các kỹ năng xã hội cần thiết cũng như hòa nhập sớm với cộng đồng. Dưới đây là một số lời khuyên từ chuyên gia mà bạn có thể theo dõi: 

Cách đồng hành với trẻ tự kỷ 

Cách đồng hành với trẻ tự kỷ 

  • Để trẻ sinh sống trong môi trường yên tĩnh: Trẻ tự kỷ rất nhạy cảm với tiếng ồn, mùi hướng cũng như ánh sáng vì khiến bé cảm thấy thiếu an toàn. 
  • Thường xuyên quan tâm, tương tác với bé: Bạn hãy dành thời gian để trò chuyện, chơi trò chơi cùng bé như xếp hình, vẽ tranh,... Điều này sẽ giúp trẻ nhanh chóng hòa nhập với cộng đồng cũng như học được các kỹ năng cần thiết.
  • Sử dụng ngôn ngữ đơn giản: Trẻ bị tự kỷ thường bị giới hạn về khả năng ngôn ngữ. Chính vì vậy, hãy cố gắng dùng lời nói dễ hiểu và ngắn gọn, cộng thêm hình ảnh minh họa để bé giao tiếp thuận lợi hơn.
  • Hướng dẫn bé cách tự chăm sóc bản thân như đánh răng, rửa mặt, tắm, gội,...
  • Thiết lập thời gian biểu và thói quen cho bé. Trẻ tự kỷ thường thích làm mọi việc theo thói quen. Chính vì vậy, bạn nên đưa ra các khung giờ cố định cho các công việc như đánh răng, rửa mặt, ăn sáng,... để bé chuyển đổi giữa các hoạt động linh hoạt hơn.

Trên đây là những dấu hiệu trẻ tự kỷ nhẹ mà bạn cần lưu ý. Đội ngũ Miraicare hy vọng qua bài viết này, các ba mẹ sẽ nhận biết được con có mắc hội chứng tự kỷ hay không sớm nhất có thể, qua đó có biện pháp đồng hành và khắc phục cùng bé.