phone

Viêm khớp: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị 

Viêm khớp: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị 

Tác giả: , bài viết được tư vấn chuyên môn bởi: TS.BS Amane Sasada Giá đốc Tokyo Cancer Clinic

Viêm khớp là bệnh lý có thể xuất hiện ở bất kỳ ai, xảy ra quanh năm, nhất là vào thời điểm tiết trời se lạnh. Hiện nay, ở Việt Nam, cứ 5 người trưởng thành thì có 1 người gặp phải tình trạng viêm khớp. Nhận biết dấu hiệu viêm khớp và điều trị ngay từ sớm rất quan trọng vì có thể giúp bạn hạn chế tổn thương phá hủy khớp và ngăn ngừa nhiều biến chứng khác.

Nội dung bài viết


1. Viêm khớp là gì?

Viêm khớp là tên gọi để chỉ một bệnh lý về khớp. Đây là tình trạng một hoặc nhiều khớp xương bị kích ứng gây viêm. Khi mắc bệnh này, người bệnh sẽ bị sưng, đau một hoặc nhiều khớp trên cơ thể. Các triệu chứng điển hình của bệnh là đau và cứng khớp, thường nặng dần theo thời gian. Viêm ở khớp có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em và càng trở nên phổ biến hơn khi bạn già đi. Triệu chứng và dấu hiệu của mỗi loại viêm khớp có thể giống hoặc không giống nhau tùy vào mức độ nặng - nhẹ và từng giai đoạn của bệnh lý. 

bệnh viêm khớp

Độ tuổi càng cao càng có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp

Vào những năm gần đây, viêm khớp ở người trẻ tuổi đang có xu hướng gia tăng, đặc biệt là viêm khớp dạng thấp. Theo dữ liệu toàn cầu về điều trị viêm khớp dạng thấp, có đến 8/100.000 người trong độ tuổi từ 18 đến 34 bị viêm khớp dạng thấp. Đây là dấu hiệu cảnh báo về tình trạng lão hóa khớp sớm một phần do lối sống sinh hoạt không hợp lí của người trẻ hiện nay.

2. Các loại bệnh viêm khớp

Có rất nhiều loại viêm khớp, trong đó có thể là bệnh viêm khớp đơn thuần hoặc viêm khớp có ảnh hưởng đến các cơ quan khác. Một số loại viêm khớp thường gặp sẽ được liệt kê bên dưới để bạn dễ nhận biết.

2.1. Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là một trong những bệnh tự miễn gây ảnh hưởng cho nhiều người nhất. Bệnh xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công các mô của cơ thể, đặc biệt là mô liên kết. Hậu quả dẫn đến khớp bị tổn thương dẫn tới viêm, gây ra tình trạng đau và thoái hóa mô khớp.

các loại viêm khớp

Viêm khớp dạng thấp gây ra những cơn đau ở các chi

Không giống như tổn thương do thoái hóa khớp gây ra, viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng đến niêm mạc khớp, gây sưng đau, cuối cùng dẫn đến xói mòn xương và biến dạng khớp. Sự ảnh hưởng của viêm khớp dạng thấp kéo theo một loạt cơ quan bị tổn thương, chẳng hạn như mắt, da, phổi, mạch máu,...
Thống kê về nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm khớp dạng thấp:

  • Đối tượng: Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới.
  • Tuổi tác: Mọi độ tuổi đều có thể bị bệnh tấn công.
  • Tiền sử gia đình: Nếu một thành viên trong gia đình bạn bị viêm khớp dạng thấp, bạn sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Yếu tố sinh hoạt: Hút thuốc lá, thừa cân - béo phì, phơi nhiễm hóa chất,...

Xem thêm bài viết về viêm khớp gối

2.2. Thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là bệnh lý xương khớp khá phổ biến, bệnh ảnh hưởng đến sụn, niêm mạc khớp, dây chằng và xương bên dưới của khớp. Bệnh xảy ra khi lớp sụn bảo vệ các đầu xương bị mòn theo thời gian dẫn đến đau và cứng khớp. Các khớp thường bị bệnh thoái hóa khớp là những khớp phải hoạt động nhiều như đầu gối, bàn tay, cột sống, khớp ngón cái và ngón chân cái.

thoái hóa khớp là một dạng viêm khớp

Sức nặng của cơ thể khiến khớp gối bào mòn theo thời gian
Yếu tố nguy cơ của bệnh thoái hóa khớp bao gồm:

  • Tuổi tác: Nguy cơ mắc bệnh tăng lên theo độ tuổi.
  • Giới tính: Nam giới ít có nguy cơ bị thoái hóa khớp hơn so với phụ nữ.
  • Thừa cân – béo phì: Chỉ số BMI của bạn càng cao, bạn càng tăng thêm nguy cơ thoái hóa khớp. 
  • Tổn thương khớp: Những chấn thương xảy ra ảnh hưởng đến khớp.
  • Di truyền: Một số người bị thoái hóa khớp là do có tiền sử gia đình mắc bệnh này.
  • Dị dạng xương: Những người có khớp dị dạng hoặc sụn khiếm khuyết dễ bị thoái hóa khớp hơn.

Mời bạn xem thêm bài viết người bị thoái hóa khớp có nên đi bộ không

2.3. Viêm khớp nhiễm khuẩn

Những loại vi khuẩn như Staphylococcus, Streptococcus, Neisseria gonorrhoeae,… là tác nhân của hầu hết các trường hợp viêm ở khớp do nhiễm khuẩn cấp tính. Trong khi đó, vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis, Candida albicans gây nên bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn mạn tính. 
Vi khuẩn xâm nhập vào ổ khớp bằng cách:

  • Thâm nhập trực tiếp 
  • Lan từ ổ nhiễm trùng kế cận
  • Lan theo đường máu từ một ổ nhiễm khuẩn ở xa
  • Nguy cơ mắc bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn sẽ tăng khi mắc phải các bệnh làm suy giảm hệ miễn dịch, tiêm chích ma túy, cấy ghép khớp nhân tạo,...

viêm khớp và các loại viêm khớp

Những người suy giảm miễn dịch tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn

2.4. Viêm khớp phản ứng

Bệnh lý viêm khớp phản ứng trên thực tế không quá nguy hiểm, bệnh khiến người bệnh bị sưng và đau khớp do nhiễm trùng ở một bộ phận khác của cơ thể như ruột, bộ phận sinh dục hoặc đường tiết niệu. Xét về độ nguy hiểm thì bệnh viêm khớp phản ứng khả quan hơn với những loại viêm khớp khác. Nếu được điều trị đúng phác đồ, các dấu hiệu và triệu chứng bệnh sẽ biến mất trong vòng 12 tháng.

2.5. Viêm cột sống dính khớp

Viêm cột sống dính khớp là một tình trạng viêm mạn tính, biểu hiện đặc trưng nhất là vôi hóa cột sống, theo thời gian gây dính khớp, khiến cột sống mất khả năng di động và cuối cùng có thể gây ra hậu quả là tư thế gập người về phía trước. Người bệnh có thể gặp phải tình trạng khó thở sâu nếu bệnh tác động sâu đến xương sườn. 

Tỉ lệ viêm cột sống dính khớp ở nam giới và nữ giới khác nhau, nam giới mắc nhiều hơn nữ giới. Những năm đầu sau tuổi thành niên thường là thời điểm khởi phát bệnh. Bên cạnh xương, tình trạng viêm còn xuất hiện ở các bộ phận khác của cơ thể, thường là ở mắt.

2.6. Gout

Gout là một bệnh lý khá phổ biến ở Việt Nam, nhất là độ tuổi trung niên và cao tuổi. Đây là căn bệnh về khớp xảy ra khi các tinh thể axit uric hoặc urat monosodium hình thành trong các mô và chất lỏng của cơ thể. Nguyên nhân do cơ thể tạo ra quá nhiều axit uric hoặc không bài tiết hết lượng axit uric dư thừa. Triệu chứng thường là những cơn đau dữ dội ở khớp, vùng khớp đỏ, nóng và sưng lên gây cản trở sinh hoạt của người bệnh.

Gout là một dạng viêm khớp

Ăn thực phẩm chứa nhiều đạm tăng nguy cơ bệnh gút

2.7. Lupus ban đỏ hệ thống

Lupus ban đỏ là một bệnh tự miễn. Trong đó, hệ thống miễn dịch không thực hiện nhiệm vụ bảo vệ cơ thể mà quay ra tấn công các mô khỏe mạnh, dẫn tới tình trạng viêm lan rộng và tổn thương mô. Căn bệnh này được đặc trưng bởi các giai đoạn bùng phát bệnh và sau đó thuyên giảm.

Lupus ban đỏ hệ thống có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng khởi phát nhiều nhất là ở độ tuổi từ 15 - 45. Theo thống kê, tỷ lệ mắc phải Lupus ban đỏ ở nữ thường cao hơn nam. Lupus có khả năng ảnh hưởng đến khớp, da, não, phổi, thận, mạch máu và các mô khác. Triệu chứng bệnh bao gồm mệt mỏi, đau hoặc sưng khớp, phát ban trên da và sốt.

2.8. Viêm khớp vảy nến

Bệnh viêm khớp vẩy nến có ở khoảng 30% bệnh nhân mắc bệnh vẩy nến. Tỷ lệ mắc bệnh tăng cao ở những bệnh nhân suy giảm miễn dịch. Nguyên nhân và sinh lý bệnh viêm khớp vẩy nến không rõ nhưng dường như bệnh liên quan đến việc hệ thống miễn dịch quay sang tấn công các tế bào và mô khỏe mạnh. Chính phản ứng miễn dịch bất thường này là nguyên nhân gây ra tình trạng viêm ở khớp và sản xuất quá mức các tế bào da.

viêm khớp vảy nến là một dạng viêm khớp

Hệ miễn dịch tấn công các tế bào và mô khoẻ mạnh là triệu chứng của bệnh viêm khớp vảy nến

2.9. Đau cơ xơ hóa

Đau cơ xơ hóa là bệnh lý thường khởi phát ở tuổi trung niên và có thể gặp ở trẻ em. Một số triệu chứng thường gặp của bệnh là tình trạng đau lan rộng, rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi, phiền muộn, suy giảm nhận thức và trí nhớ. Ngoài ra, người bệnh còn có thể bị ngứa ran hoặc tê ở các chi, hàm và gặp phải các vấn đề về đường tiêu hóa.

3. Các triệu chứng của bệnh viêm khớp

Một số triệu chứng đặc trưng ở bệnh viêm khớp:

  • Đau sưng: Tình trạng đau sưng xảy ra thường xuyên và có thể thuyên giảm nếu được nghỉ ngơi.
  • Căng cứng: Đây là một triệu chứng điển hình. Với một số loại viêm khớp, tình trạng căng cứng có thể xảy ra khi thức dậy vào buổi sáng, sau khi ngồi vào bàn làm việc hoặc sau khi ngồi trong xe trong một thời gian dài khiến việc cử động khớp trở nên khó khăn. 
  • Đỏ, nóng: Trong một số loại viêm khớp, da trên khớp bị ảnh hưởng trở nên đỏ tấy, chạm vào sẽ cảm giác ấm nóng.

Triệu chứng viêm khớp

Đau khớp, sưng, nóng, đỏ là triệu chứng hay gặp nhất của bệnh viêm khớp

4. Các biện pháp chẩn đoán bệnh viêm khớp

Khi xuất hiện các triệu chứng cảnh báo viêm khớp, bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ khám sức khỏe tổng thể để kiểm tra chất lỏng xung quanh khớp, tình trạng khớp sưng, nóng hoặc đỏ cũng như đưa ra các chẩn đoán lâm sàng để tìm ra bệnh. Những chẩn đoán này bao gồm:

  • Xét nghiệm máu: để kiểm tra các loại kháng thể như anti-CCP,...
  • Chụp X-quang, MRI và CT: để thấy rõ hình ảnh về hệ cơ xương khớp.

5. Các biến chứng khi bị viêm khớp

Trong thời gian đầu mắc bệnh, nếu không có cách điều trị kịp thời, người bệnh rất dễ bị những biến chứng nguy hiểm sau này, trong đó bao gồm cả việc giảm hoặc có thể mất đi chức năng vận động thông thường như cầm, nắm.

Biến chứng thường gặp của bệnh viêm khớp là bị cứng khớp, khi đó bàn tay của người bệnh sẽ khó có thể nắm lại được hoặc người bệnh khó có thể xoay tay, xoay vai. Những biến chứng nguy hiểm và nghiêm trọng hơn như teo cơ, biến dạng khớp, dính khớp, thậm chí là bại liệt nếu ở giai đoạn cuối của bệnh. Ngoài ra, người bệnh còn có thể mắc các tổn thương tại tim, đặc biệt là van tim. Đây cũng chính là nguyên nhân gây bệnh tim mạch và tử vong ở người lớn tuổi.

Biến chứng của bệnh viêm khớp

Những biến chứng về hô hấp, tim mạch có thể diễn ra khi mắc bệnh viêm khớp

6. Các phương pháp điều trị bệnh viêm khớp

Cốt lõi của việc điều trị bệnh viêm khớp chính là giảm thiểu tình trạng đau khớp và ngăn ngừa biến chứng của bệnh nhân. Một số người khi đau thì thực hiện chườm đá và sử dụng miếng dán có tác dụng làm dịu cơn đau, nhưng các phương pháp này chỉ có tác dụng nhất thời mà không mang lại hiệu quả điều trị cao. Một số người khác sử dụng các thiết bị hỗ trợ di chuyển như gậy hoặc khung tập đi để giảm áp lực cho các khớp bị đau. 
Sau đây là một số phương pháp trị bệnh được các chuyên gia khuyên dùng:

6.1. Dùng thuốc

Một số loại thuốc điều trị viêm khớp thường được kê toa là:

  • Thuốc giảm đau: Tylenol có hiệu quả trong việc kiểm soát cơn đau nhưng không giúp giảm viêm.
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Advil và salicylat, dạng kết hợp này giúp kiểm soát đau và viêm. 
  • Menthol hoặc kem capsaicin: Ngăn chặn việc truyền tín hiệu đau từ các khớp lên não.
  • Thuốc ức chế miễn dịch (prednisone hoặc cortisone) giúp giảm viêm.

thuốc điều trị viêm khớp
Tylenol được khuyên dùng để giảm đau khớp

6.2.  Phẫu thuật 

Phẫu thuật để thay khớp nhân tạo được chỉ định cho các bệnh nhân viêm khớp mức độ nặng khi mọi biện pháp chữa trị khác đều không đem lại hiệu quả.

>>> Xem thêm về phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối

6.3. Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là các bài tập vận động được bác sĩ vật lý trị liệu trực tiếp hướng dẫn giúp tăng cường cơ bắp xung quanh khớp, tối ưu kết quả điều trị bệnh khớp. Dựa trên thể trạng và mức độ viêm khớp của người bệnh, bác sĩ sẽ thiết lập cho họ những bài tập phù hợp nhằm giảm đau, tăng sự linh hoạt cho khớp. Một số bệnh viêm khớp ở mức độ nhẹ và trung bình có thể được chữa khỏi sau một thời gian tập vật lý trị liệu.

phương pháp điều trị viêm khớp

Kết hợp vật lý trị liệu sẽ giúp cải thiện bệnh viêm khớp

6.4. Điều trị tại nhà

Người bệnh có thể chủ động cải thiện tình trạng viêm khớp bằng các thói quen sinh hoạt tại nhà như thường xuyên tập thể dục, cân bằng nghỉ ngơi,chế độ dinh dưỡng lành mạnh, ngủ đủ giấc,...

6.5.  Liệu pháp tế bào gốc hỗ trợ điều trị viêm khớp

Điều trị thoái hóa khớp gối bằng tế bào gốc có tác dụng chống viêm và phục hồi chức năng khớp. Đây là là phương pháp nuôi cấy tế bào gốc trung mô, sau đó tiêm vào khớp cần điều trị thoái hóa. Tế bào gốc khi được đưa vào vị trí xương khớp hư tổn sẽ hoạt hóa và hỗ trợ các tế bào khác hoạt động giúp chống viêm và phục hồi chức năng khớp. 

Hiện nay tại Việt Nam, mặc dù còn khá mới mẻ nhưng việc điều trị bằng tế bào gốc đã được ứng dụng nhiều tại các bệnh viện. Tuy nhiên để mang lại những hiệu quả tích cực, Mirai Care là đơn vị uy tín hàng đầu trong việc tư vấn điều trị bằng tế bào gốc tại Nhật Bản cho người bệnh có nhu cầu tìm đến địa chỉ chuyên về tế bào gốc uy tín. Với đội ngũ chăm sóc tận tình, chuyên môn cao, tin chắc Mirai Care sẽ là người bạn đồng hành chất lượng trong hành trình điều trị viêm khớp của người Việt.

điều trị viêm khớp

Điều trị viêm khớp bằng tế bào gốc đang là phương pháp tiên tiến nhất hiện nay

Khách hàng muốn tìm hiểu thêm thông tin hoặc nhận tư vấn từ đội ngũ chuyên gia y tế hàng đầu về điều trị thoái hóa khớp gối bằng tế bào gốc, vui lòng liên hệ 18008144 để được Mirai Care tư vấn và kết nối tới các bệnh viện uy tín tại Nhật Bản. Chúng tôi đồng hành cùng khách hàng trong hành trình bảo vệ sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống

7. Cách phòng tránh bệnh lý viêm khớp

Bệnh viêm khớp không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng có thể phòng tránh và giảm thiểu tối đa biến chứng nếu chúng ta hiểu đúng về nguyên nhân gây bệnh cũng như kịp thời nhận biết bệnh lý thông qua các triệu chứng đặc trưng. Để giảm thiểu tình trang viêm khớp, chúng ta cần lưu ý một số vấn đề sau. 

7.1. Tăng cường các loại cá béo trong khẩu phần ăn

Các loại cá béo rất giàu axit béo omega-3 – một chất béo không bão hòa đa tốt cho sức khỏe có tác dụng làm giảm phản ứng viêm. Các chuyên gia cũng khuyên rằng phụ nữ nên ăn cá thường xuyên để ít có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp. Một số loại cá được khuyến nghị người bệnh viêm khớp nên ăn như cá hồi, cá hồi, cá thu, cá mòi,… với tần suất ăn ít nhất 2 lần/tuần.

Phòng ngừa bệnh viêm khớp bằng chế độ dinh dưỡng khoa học

Chế độ dinh dưỡng chứa nhiều cá cung cấp lượng chất béo tốt cho cơ thể

7.2. Tập thể dục đều đặn

Tập thể dục giúp giảm lượng mỡ dư do cơ thể gây ra, đồng thời rèn luyện tính bền bỉ dẻo dai cho khớp. Để lợi ích tập thể dục được tối ưu cao, bạn hãy xen kẽ các hoạt động nhẹ nhàng như aerobic, đi bộ hoặc bơi lội với các bài tập tăng cường sức mạnh. 

7.3. Kiểm soát cân nặng

Đầu gối chịu phần lớn trọng lượng của cơ thể. Khi bạn thừa cân quá nhiều, đầu gối sẽ chịu áp lực lớn dẫn đến đau khớp. So với phụ nữ có cân nặng bình thường, phụ nữ thừa cân – béo phì có nguy cơ bị thoái hóa khớp gối cao hơn gần 4 lần. Do đó, hãy duy trì cân nặng ổn định bằng cách tuân thủ chế độ dinh dưỡng khoa học và tập thể dục đều đặn.

7.4.  Tránh chấn thương

Khi tham gia các hoạt động thể thao, hạn chế va đập chấn thương vì khi bạn bị chấn thương quá trình mài mòn sụn sẽ diễn ra nhanh hơn. Để phòng tránh chấn thương, bạn cần mang thiết bị bảo vệ trong khi chơi thể thao và học các kỹ thuật tập luyện đúng đắn. 

Viêm khớp không chỉ là một vấn đề sức khỏe mà còn vật cản khiến chất lượng sống của bạn suy giảm. Do đó phòng bệnh hơn chữa bệnh, hãy chú ý duy trì lối sống lành mạnh, tập thể dục đều đặn và xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học để giảm nguy cơ mắc bệnh. Nếu tình trạng viêm khớp xảy ra, hãy chủ động thăm khám cùng bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp và đảm bảo một cuộc sống khỏe mạnh, linh hoạt.