phone

Thoái hóa khớp: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị

Thoái hóa khớp: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị

Tác giả: , bài viết được tư vấn chuyên môn bởi: TS.BS Amane Sasada Giá đốc Tokyo Cancer Clinic

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, 25% bệnh nhân thoái hóa khớp không thể thực hiện các sinh hoạt thường ngày và có đến 80% bệnh nhân bị hạn chế về vận động, Vậy, Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị thoái hóa khớp là gì, hãy cùng Mirai care tìm hiểu trong bài viết dưới đây ngay nhé!

Nội dung bài viết


1. Thoái hóa khớp là gì?

Thoái hóa khớp là một tình trạng bệnh mà sụn khớp và các mô xung quanh khớp bị tổn thương, dẫn đến các phản ứng viêm và giảm lượng dịch ở khớp, khiến người bệnh cảm thấy đau nhức và đi lại khó khăn.

thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp khiến vận động khó khăn, đau nhức

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), giai đoạn 2011 - 2020 được xem là “Thập niên xương khớp”. Riêng ở Việt Nam, tình trạng này ngày càng phổ biến và có dấu hiệu trẻ hóa, thống kê cho thấy có đến 30% người trên tuổi 35, 60% người trên tuổi 65 và 85% người trên tuổi 85 gặp vấn đề về thoái hóa khớp.

2. Nguyên nhân gây ra thoái hóa khớp

nguyên nhân gây thoái hóa khớp

Có thể chia nguyên nhân gây ra bệnh thoái hóa khớp làm 2 phần như sau:

2.1 Nguyên nhân nguyên phát gây ra thoái hóa khớp

Liên quan đến độ tuổi tác do lượng nước trong sụn khớp tăng dần, điều này làm cho hàm lượng và chất lượng Protid trong sụn giảm đi đáng kể dẫn đến việc sụn khớp bắt đầu bị thoái hóa. Cùng với việc vận động trong khoảng thời gian dài khiến phần sụn này bị tổn thương như: nứt, bong, tiêu biến sụn,...

2.2 Nguyên nhân thứ phát gây ra thoái hóa khớp

Thoái hóa xương khớp thứ phát xảy ra khi có thứ gì đó trực tiếp làm tổn thương một trong các khớp của bạn đủ để gây ra viêm xương khớp. Chấn thương là nguyên nhân phổ biến gây viêm xương khớp thứ phát. Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân thứ phát gây ra thoái hóa khớp như sau:

  • Di truyền: Một số bệnh nhân có khiếm khuyết di truyền ở gen có chức năng hình thành sụn, dẫn đến hao hụt  sụn khớp, làm đẩy nhanh tình trạng thoái hóa khớp.
  • Béo phì: Người thừa cân có nguy cơ cao bị thoái hóa ở khớp gối, hông và cột sống. 
  • Chấn thương, lao động nặng: Đây được xem là nguyên nhân lớn khiến cho tình trạng viêm khớp, thoái hóa khớp ngày càng phổ biến
  • Ảnh hưởng bởi những bệnh khác như: viêm khớp dạng thấp, thừa sắt, dư thừa hormone tăng trưởng,...

3. Triệu chứng thoái hóa khớp

Các triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp có xu hướng hình thành theo thời gian hơn là triệu chứng đột ngột. Một số triệu chứng thoái hóa khớp phổ biến là:

  • Đau nhức: Đây là triệu chứng thường thấy vào trong hoặc sau khi vận động. Các cơn đau âm ỉ và thường biến mất khi người bệnh không hoạt động. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, các cơn đau sẽ tăng dần mức độ và thời gian.
  • Cứng khớp: Triệu chứng này thường xuất hiện cùng với những cơn đau và dễ thấy nhất sau một thời gian không vận động, di chuyển.
  • Teo cơ, sưng tấy: Nếu tình trạng thoái hóa khớp kéo dài sẽ dẫn đến sưng tấy, biến dạng các khớp và vùng cơ xung quanh khớp. Đặc biệt, nếu không vận động sẽ có nguy cơ bị teo cơ, đầu gối bị lệch,…

>>> Tìm hiểu thêm về viêm khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

4. Các loại thoái hóa khớp

Các vị trí có thể bị thoái hóa khớp

4.1 Thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối là tình trạng lớp sụn bao bọc quanh khớp gối bị hao mòn, rách hoặc tiêu biến. Khi đó, phần xương khớp gối không được lớp sụn bảo vệ nên chà xát lên nhau gây đau nhức, viêm sưng. Đây cũng là bệnh phổ biến nhất của thoái hóa khớp.

4.2 Thoái hóa khớp háng

Thoái hóa khớp háng xuất hiện ở các vị trí khác nhau như háng, đùi, mông,... Ở giai đoạn đầu, bệnh thường khó chẩn đoán với những cơn đau nhói buốt hoặc đau âm ỉ và cứng ở phần hông. Do đó, những bệnh nhân bị thoái hóa khớp háng thường sẽ đi lại khó khăn. 

4.3 Thoái hóa khớp cùng chậu

Thoái hóa khớp cùng chậu là tình trạng viêm khớp, sưng đau ở khớp nối xương cánh trên và xương cụt nằm dưới cột sống thắt lưng.

Người bệnh có thể bị ở 1 khớp hoặc cả 2 khớp cùng chậu. Các triệu chứng thường thấy nhất đó là đau thắt lưng, hông, cảm giác tê bì, khó chịu ở chân khi ngồi lâu một tư thế,...

4.4 Thoái hóa khớp cổ tay, bàn tay

Cổ tay, bàn tay thường phải hoạt động liên động, do đó các khớp dễ bị chấn thương, đặc biệt là khi lớn tuổi. Lúc này, lượng máu được cung cấp để nuôi dưỡng vùng khớp bị suy giảm gây ra các tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng ở khớp sụn, giảm sức chịu lực.

4.5 Thoái hóa khớp cổ chân

Viêm khớp thoái hóa cổ chân thường gặp ở những người trên 40 tuổi hoặc những người sử dụng nhiều đến cổ chân như vận động viên, cầu thủ,… Ban đầu, bệnh thường tiến triển chậm với các triệu chứng ban đầu khó nhận biết. Ở giai đoạn nặng, những cơn đau dồn dập hơn và người bệnh cảm thấy nặng nề, kém linh hoạt khi vận động. 

4.6 Thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ khiến cuộc sống của người bệnh gặp nhiều khó khăn, gây ra các triệu chứng đau nhức ở cổ hoặc thắt lưng. Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như: tuổi tác, hoạt động sai tư thế, đĩa đệm bị mất nước, dây chằng bị xơ hóa,....

5. Phương pháp chẩn đoán bệnh thoái hóa khớp

Bệnh thoái hóa khớp và cách chẩn đoán

5.1 Chẩn đoán dựa trên dấu hiệu

Áp dụng tiêu chuẩn chẩn đoán của Hội thấp khớp học Mỹ-ACR (American College of Rheumatology), 1991, một số yếu tố có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp mà mọi người cần lưu ý như:

  • Xuất hiện gai xương ở rìa khớp khi chụp X Quang
  • Có dịch thoái hoá.
  • Những người trên 38 tuổi
  • Có dấu hiệu cứng khớp dưới 30 phút.
  • Xuất hiện tiếng kêu lách kách, lục khục khi di chuyển, cử động khớp.

5.2 Chẩn đoán dựa vào các biểu hiện lâm sàng

Một số biểu hiện lâm sàng của bệnh thoái hóa khớp như: 

  • Tràn dịch khớp: có thể xuất hiện thấy ở khớp gối do phản ứng viêm của màng hoạt dịch.
  • Biến dạng khớp: có thể xuất hiện các gai xương do thoát vị màng hoạt dịch hoặc lệch trục khớp.

5.3 Các phương chẩn đoán hình ảnh

Trong y học, có nhiều cách để chuẩn đoán bệnh thoái hóa khớp bằng hình ảnh như:

Chụp X-quang quy ước theo các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh:

  • Giai đoạn 1: Nghi ngờ có gai xương hoặc phát hiện gai xương nhỏ 
  • Giai đoạn 2: Gai xương mọc rõ ràng.
  • Giai đoạn 3: Hẹp khe khớp ở mức độ vừa.
  • Giai đoạn 4: Hẹp khe khớp và kèm xơ xương dưới sụn.

Siêu âm khớp: Sử dụng sóng siêu âm nhằm kiểm tra tình trạng khớp như: khe hẹp, gai xương, tràn dịch, đo độ dày của sụn,... giúp phát hiện các mảnh sụn bị thoái hóa bong vào trong ổ khớp.
Nội soi khớp: Quan sát trực tiếp các tổn thương thoái hoá của sụn khớp kết hợp với sinh thiết màng hoạt dịch để làm xét nghiệm tế bào chẩn đoán bệnh.
Chụp cộng hưởng từ (MRI): Quan sát hình ảnh khớp bằng không gian ba chiều, giúp phát hiện được các tổn thương ở dây chằng, sụn khớp, màng hoạt dịch.
Dịch khớp: Tế bào dịch khớp < 1000 tế bào/1mm3.

6. Phương pháp điều trị viêm khớp thoái hóa

6.1 Tập thể dục

Tập thể dục rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là với những bệnh nhân bị viêm khớp thoái hóa vì nó giúp tăng cường cơ bắp và cải thiện thể lực. Đây được coi là một phương pháp hiệu quả và dễ dàng thực hiện.

>>> Có thể bạn quan tâm người bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không

6.2 Sử dụng huyết tương giàu tiểu cầu tự thân

Huyết tương giàu tiểu cầu là một chế phẩm được tạo ra từ máu sau khi loại bỏ bạch cầu, hồng cầu và làm tăng nồng độ tiểu cầu lên 2-8 lần so với nồng độ tiểu cầu bình thường. 
Đây là một phương pháp điều trị thoái hóa khớp hiện đại giúp cho hiệu quả nhanh chóng và an toàn cao với người bệnh.

6.3 Chườm nóng hoặc lạnh

Đây là một phương pháp đơn giản được nhiều người sử dụng hàng ngày. 

bệnh thoái hóa khớp và phương pháp điều trịChườm nóng hoặc lạnh giúp giảm đau của viêm xương khớp
Biện pháp này có thể giúp làm giảm cơn đau và giảm các triệu chứng của viêm xương khớp. Đặc biệt, nó rất dễ thực hiện chỉ với khăn nóng hoặc lạnh.

6.4 Thiết bị hỗ trợ

Nếu bạn bị thoái hóa khớp ở chi dưới, chẳng hạn như hông, đầu gối, bàn chân,... thì nên sử dụng thiết bị hỗ trợ như đôi giày chuyên dụng đế giảm sốc, nẹp hỗ trợ chân để có thể giúp giảm bớt một số áp lực lên các khớp ở chân và đầu gối. 

6.5 Phẫu thuật

Phẫu thuật điều trị thoái hóa khớp chỉ nên thực hiện khi các biện pháp khác không đạt kết quả hoặc phần khớp bị tổn thương ở mức nghiêm trọng.
Phương pháp này có thể làm cải thiện đáng kể các triệu chứng và tăng khả năng vận động giúp chất lượng cuộc sống của bạn tốt hơn.

6.6 Thay khớp

Thay khớp cũng là một phương pháp phẫu thuật giúp tái tạo khớp, có thể được áp dụng ở phần lớn các khớp như gối, ngón tay, háng, chân…. 
Khi phẫu thuật thay khớp, các bác sĩ sẽ bỏ phần khớp bị tổn thương và thay bằng phần khớp nhân tạo làm từ vật liệu y sinh đặc biệt có tuổi thọ kéo dài từ 15-20 năm hoặc hơn.

6.7 Liệu pháp tế bào gốc 

Liệu pháp tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp được thực hiện bằng cách nhân cấy tế bào gốc trung mô, sau đó tiêm vào khớp cần điều trị thoái hóa. 

điều trị thoái hóa khớp

Sử dụng tế bào gốc giúp điều trị thoái hóa khớp
Trong quá trình này, tế bào gốc sẽ tiết ra các yếu tố tăng trưởng như SGF, EGF giúp ức chế cytokine viêm, từ đó giúp giảm viêm, hỗ trợ sửa chữa và phục hồi các mô, cấu trúc xương dưới sụn bị tổn thương. Kết quả là sụn khớp dày lên, giảm đau và cải thiện cấu trúc xương dưới sụn.

>>> Xem thêm bài viết về các phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối

7. Cách phòng tránh bệnh thoái hóa khớp

bệnh thoái hóa khớp và cách phòng tránh

7.1  Kiểm soát trọng lượng

Thừa cân, béo phì cũng là một trong số nguyên nhân gây nên bệnh thoái hóa khớp, Vậy nên, kiểm soát cân nặng ở mức cân nặng hợp lý có thể giúp bạn phòng tránh và ngăn ngừa phát triển bệnh. 

7.2 Tập luyện thể dục đều đặn

Tập thể dục vừa là một cách để cải thiện được tình trạng bệnh vừa giúp ngăn ngừa nguy cơ bị thoái hóa khớp. 
Tuy nhiên, bạn nên tập luyện các bài tập phù hợp với cường độ hợp lý để tránh chấn thương không đáng có và ảnh hưởng đến các khớp.

7.3 Tránh chấn thương nặng

Các chấn thương trong quá trình sinh hoạt, luyện tập có thể làm các khớp bị tổn thương, dễ gây nên bệnh thoái hóa khớp khi về già. Do vậy, bạn cần lưu ý tránh chấn thương nặng có thể xảy ra bằng cách tập luyện phù hợp với sức khỏe, đặc biệt khi chấn thương cần lập tức xơ cứu và đến bác sĩ kiểm tra nếu cần thiết.

7.4 Lối sống lành mạnh, ăn uống khoa học

Lối sống lành mạnh, ăn uống khoa học luôn là tiền đề để có một sức khỏe tốt, phòng tránh các loại bệnh. Một số chất dinh dưỡng và thực phẩm có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp mà bạn nên bổ sung như: Axit béo omega-3, vitamin D, rau xanh, trái cây,...

7.5 Thăm khám định kỳ thường xuyên

Thăm khám định kỳ thường xuyên là cách để phát hiện bệnh và điều trị kịp thời. Đặc điểm của bệnh khớp thoái hóa là một tình trạng lâu dài, nên mọi người cần đi thăm khám định kỳ để được đánh giá và nghe tư vấn về triệu chứng hoặc tình trạng bệnh hiện tại của mình.

7.6  Tiêm phòng

Một số bệnh có liên quan đến bệnh thoái hóa khớp mà bạn cần lưu ý như: bệnh cúm, viêm phổi do cầu khuẩn,..... Do vậy, những người mắc bệnh lâu dài như thoái hóa khớp nên được tiêm phòng hàng năm để bảo vệ cơ thể.

8. Điều trị thoái hóa khớp bằng tế bào gốc tại Nhật Bản cùng Mirai Care

Ứng dụng tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp đã được thử nghiệm thành công tại Mỹ cách đây gần 10 năm. Hiện nay, tại Việt Nam chưa được cấp phép điều trị thoái hóa khớp bằng tế bào gốc, vì thế người bệnh có thể sang Nhật Bản, Sigapore, Mỹ... để trị liệu. Bằng cách tiêm tế bào gốc vào tĩnh mạch, hoặc tiêm tế bào gốc trực tiếp vào các sụn khớp, tế bào gốc sẽ biệt hóa và thực hiện sửa chữa các tế bào khớp gối bị tổn thương.

Liệu pháp tế bào gốc được xem là phương pháp hiện đại và có tác dụng hiệu quả trong điều trị thoái hóa khớp. Mirai Care đã kết nối hàng trăm khách hàng sang Nhật Bản điều trị thoái hóa khớp gối bằng tế bào gốc tại trung tâm tế bào gốc Helene và tất cả khách hàng đều có kết quả trị liệu tốt đẹp. Một trong số đó là ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng.

Hãy đến ngay với Mirai Care để được nghe tư vấn và chia sẻ chi tiết hơn về phương pháp điều trị thoái hóa khớp bằng tế bào gốc tại Nhật Bản để giúp bạn đi lại thuận tiện và cải thiện chất lượng cuộc sống nhé!

9. Kết luận

Thoái hóa khớp là một căn bệnh lâu dài khó điều trị, do vậy nên kết hợp nhiều phương pháp trị liệu để đạt kết quả nhanh chóng và hiệu quả giúp cuộc sống của người bệnh thuận tiện hơn. Trên đây là những chia sẻ về bệnh thoái hóa khớp mà Linh cùng đội ngũ chuyên gia của Mirai Care gửi tới bạn đọc. Hy vọng bài viết cung cấp thông tin tới quý vị. Bài viết với những nội dung chia sẻ về chuyên môn, kinh nghiệm và kiến thức của Linh và đội ngũ chuyên gia Mirai Care, không phải là kết luận điều trị. Để biết chắc chắn về tình trạng bệnh của mình, quý khách hàng hãy thăm khác tới bệnh viện gần nhất hoặc liên hệ hotline 18008144 để các bác sĩ, chuyên gia tại Nhật Bản của Mirai Care tư vấn hỗ trợ.

Đừng quên tiếp tục theo dõi Mirai Care để nhận được những chia sẻ hữu ích về sức khỏe và làm đẹp ngay nhé!