phone

 Ứng dụng tế bào gốc điều trị bệnh Alzheimer

 Ứng dụng tế bào gốc điều trị bệnh Alzheimer

Tác giả: , bài viết được tư vấn chuyên môn bởi: TS.BS Takaaki Matsuoka Viện trưởng Trung tâm tế bào gốc Helene

Sự phát triển của công nghệ sinh học từ lâu đã phát hiện ra các loại tế bào gốc, từ đó ứng dụng vào liệu pháp gen. Đây là một bước tiến nổi bật của ngành y học trong vòng một thế kỷ qua, mở ra cánh cửa mới với hy vọng cho việc điều trị bệnh. Trong đó, nổi bật là việc ứng dụng tế bào gốc điều trị bệnh Alzheimer - Một căn bệnh liên quan đến suy giảm trí nhớ hiện đang có xu hướng trẻ hoá.

Nội dung bài viết


1. Tìm hiểu về bệnh Alzheimer

Nghiên cứu tại Trường đại học Y khoa Indiana đã tìm ra sự thiếu hụt gen trong tế bào miễn dịch, có thể dẫn đến tiến triển của bệnh Alzheimer, từ đó đưa ra quan điểm, cơ chế mới về sự hình thành bệnh thần kinh Alzheimer.

1.1. Bệnh Alzheimer là gì?

Alzheimer là căn bệnh thế kỷ, mặc dù không gây đau đớn cho thể xác nhưng nó khiến con người không còn khả năng nhận thức được hành vi của bản thân. Bệnh Alzheimer là một loại bệnh rối loạn thần kinh phát triển theo từng ngày dẫn đến bộ não bị thu nhỏ. Các tế bào não chết dần là nguyên nhân dẫn đến chứng sa sút trí tuệ, khi bệnh nặng hơn, tình trạng bệnh ngày càng nghiêm trọng về kỹ năng tư duy, hành vi, từ đó ảnh hưởng đến khả năng hoạt động độc lập của một người.

tế bào gốc điều trị bệnh alzheimerBệnh Alzheimer dẫn đến sự thoái hóa thần kinh 

Một trong những đặc điểm nổi bật của Alzheimer là hay quên đi kèm với sự suy giảm khả năng tư duy, suy luận và khả năng tính toán. Người bị bệnh không thể nhớ lại được mặc dù rất cố gắng, thậm trí được người khác gợi ý. Do đó bệnh gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của con người. Người mắc bệnh Alzheimer có thể sống từ 4 đến 8 năm sau khi được chẩn đoán nhưng cũng có trường hợp điều trị kịp thời và có thể sống lâu hơn 20 năm.

1.2. Nguyên nhân gây bệnh Alzheimer

Về mặt sinh lí, bệnh được biểu hiện bởi sự có mặt của các mảng bám “amyloid beta” ngoại bào và các “đám rối tơ thần kinh” nội bào, làm suy giảm chức năng của các tế bào thần kinh và gây chết tế bào. Ngoài ra một số nguyên nhân có thể dẫn đến bệnh lý như:
Quá trình lão hóa gây ra sự phá hủy các myelin làm giảm quá trình dẫn truyền thần kinh, kết quả làm chết các tế bào thần kinh.
Rối loạn quá trình sản xuất và hoạt động của các chất oxy hóa trong cơ thể.

1.3. Triệu chứng của bệnh Alzheimer

Bệnh Alzheimer là bệnh lý thoái hoá nên cũng có quá trình diễn tiến bệnh ứng với các triệu chứng sau:

1.3.1. Giai đoạn trước khi mất trí nhớ - Giai đoạn hay quên

Giai đoạn này thường kéo dài khoảng từ 2 đến 4 năm. Người bệnh có thể bị các triệu chứng như sau:

  • Giảm ghi nhớ các sự việc xảy ra gần đây, không có khả năng tiếp thu thêm những kiến thức, thông tin mới. 
  • Giảm sự tập trung, chú ý, không quan tâm mọi việc.
  • Suy giảm nhận thức nhẹ.

1.3.2. Giai đoạn mất trí nhớ vừa phải - Giai đoạn lẫn lộn 

Thường giai đoạn này là giai đoạn dài nhất của bệnh và có thể kéo dài từ 2 đến 10 năm với những biểu hiện có thể như:

  • Quên tên bạn bè hay người thân trong gia đình hoặc lẫn lộn giữa người này với người kia trong gia đình.
  • Xao lãng việc ăn uống và giữ gìn vệ sinh.
  • Giận dữ, bực bội hay buồn rầu rất nhanh.

điều trị bệnh Alzheimer bằng tế bào gốcChức năng não bộ suy giảm khiến người bệnh tách biệt khỏi hoạt động cộng đồng

1.3.3. Giai đoạn mất trí nhớ trầm trọng

Đây là giai đoạn cuối của bệnh và đưa đến tử vong. Giai đoạn này thường kéo dài từ 3 năm trở lên. Trong giai đoạn này, bệnh nhân trở nên bất lực trầm trọng và hoàn toàn dựa vào sự chăm sóc của người khác. Bệnh nhân có thể có những triệu chứng như sau:

  • Hoàn toàn không nhớ được việc vừa xảy ra dù chỉ trong vòng vài phút.
  • Không còn hiểu được hay diễn đạt được bằng lời nói.
  • Không kiểm soát được việc sinh hoạt cá nhân như ăn uống, vệ sinh,...
  • Bệnh nhân vĩnh viễn không thể cử động được và trong vòng vài tháng cuối bệnh nhân phải nằm liệt giường.

2. Tế bào gốc có thể cải thiện khả năng phục hồi chức năng cho bệnh Alzheimer

Ngày nay, với sự phát triển của y học hiện đại, công nghệ tế bào gốc ra đời đã giúp cho người bệnh Alzheimer có thể được cải thiện và phục hồi một phần nào đó. Điều trị bệnh Alzheimer bằng tế bào gốc nhằm mục đích đưa tế bào gốc tự thân vào cơ thể với số lượng lớn. Những tế bào gốc này có khả năng tìm, sửa chữa và thay thế các tế bào bị tổn thương, từ đó tạo ra các tế bào não mới khỏe mạnh. Vì việc cấy ghép này sử dụng tế bào của chính bệnh nhân đó nên sẽ giảm khả năng bị đào thải mô hoặc phản ứng miễn dịch của cơ thể.

 Ứng dụng tế bào gốc điều trị bệnh AlzheimerPhương pháp điều trị hiện đại phối hợp sự chăm sóc của gia đình giúp cải thiện bệnh lý

Liệu pháp tế bào gốc cho bệnh Alzheimer mang lại những lợi ích như:

  • Giúp bệnh nhân cải thiện chức năng trí nhớ.
  • Tái tạo tế bào thần kinh đã mất.
  • Cải thiện phục hồi chức năng vận động, tư duy.
  • Thay thế các tế bào bị tổn thương bằng tế bào khỏe mạnh.

3. Lợi ích của liệu pháp tế bào gốc đối với bệnh Alzheimer

tế bào gốc điều trị bệnh AlzheimerCông nghệ tế bào gốc ra đời đánh dấu bước tiến lớn cho những bệnh thế kỷ

Những tính năng vượt trội của tế bào gốc để điều trị bệnh Alzheimer mang lại những lợi ích tiềm năng:

  • Giảm viêm: Tế bào gốc trung mô có khả năng tạo ra các phân tử chống viêm, giúp giảm viêm não có liên quan đến sự phát triển và tiến triển của bệnh Alzheimer.
  • Tăng cường sửa chữa mô tổn thương: Với khả năng biệt hóa thành các loại tế bào khác nhau, nhất là tế bào thần kinh, tế bào gốc giúp thay thế các tế bào bị tổn thương hoặc bị mất trong não. Từ quá trình này sẽ giúp khôi phục chức năng nhận thức ở những bệnh nhân mắc Alzheimer.
  • Giảm thiểu nguy cơ bị đào thải: Khi tiếp nhận một tế bào mới, cơ thể sẽ có cơ chế tự đào thải bằng khả năng miễn dịch tự nhiên, tuy nhiên, bằng liệu pháp tế bào gốc tự thân nên tế bào ít có khả năng bị đào thải bởi hệ miễn dịch của người nhận. 
  • Giảm sự tích tụ mảng bám amyloid: Một trong nguyên nhân dẫn đến sự khởi phát bệnh đó chính là tích tụ mảng bám amyloid, tuy nhiên nhờ tế bào gốc trung mô có thể làm giảm sự tích tụ protein beta amyloid điều này làm chậm sự tiến triển của bệnh và cải thiện chức năng nhận thức.

4. Kết quả thử nghiệm lâm sàng liệu pháp tế bào gốc cho bệnh Alzheimer

Thử nghiệm trên lâm sàng về công nghệ tế bào gốc điều trị bệnh Alzheimer đã được báo cáo tại Hội nghị quốc tế về Alzheimer tổ chức tại Vancouver, Canada. Nghiên cứu này đã công bố có thể khôi phục lại trí nhớ bằng ghép tế bào gốc thần kinh trong bệnh Alzheimer. Công trình nghiên cứu trên được thực hiện bởi Công ty Stem cell Inc.

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành ghép tế bào thần kinh trên mô hình chuột bị bệnh Alzheimer vào vị trí đặc biệt của não, vùng hồi hải mã - hippocampus, đây là vùng bị tác động nghiêm trọng gây ra bệnh Alzheimer. Kết quả thu nhận được rằng trí nhớ của chuột được ghép tế bào gốc gia tăng rõ rệt so với chuột ban đầu. 

Phân tích mô học nhóm nghiên cứu thấy, sau ghép, ở chuột có sự gia tăng đáng kể mật độ synap trong vùng hippocampus. Đặc biệt, sự cải thiện này không đòi hỏi phải giảm các thể amyloid nên khắc phục được nhược điểm của những nghiên cứu trước đây.

Có thể nói đây là nghiên cứu đầu tiên trên thế giới cho thấy rằng tế bào gốc thần kinh có thể phục hồi trí nhớ. Liệu pháp tế bào gốc chữa trị Alzheimer mang lại nhiều hữu ích cho sức khỏe người bệnh và cải thiện đời sống xã hội.

Ngày nay, bệnh Alzheimer có thể gặp ở những người trẻ dưới 40 tuổi. Vì vậy, việc phòng ngừa bệnh Alzheimer sớm giúp giảm nguy cơ mắc bệnh khi về già. Những hoạt động bạn có thể bắt đầu thực hiện bao gồm tạo thói quen sống lành mạnh, tăng cường sức khỏe não bộ, tham gia các trò chơi trí tuệ, tham gia hoạt động xã hội tạo nhiều cơ hội giao tiếp với mọi người,...

Khách hàng muốn tìm hiểu thêm thông tin hoặc nhận tư vấn từ đội ngũ chuyên gia y tế hàng đầu về tế bào gốc điều trị Alzheimer, vui lòng liên hệ 18008144 để được Mirai Care tư vấn và kết nối tới các bệnh viện uy tín tại Nhật Bản. Chúng tôi đồng hành cùng khách hàng trong hành trình bảo vệ sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống