phone

Nhận biết sớm dấu hiệu bệnh tự kỷ ở thanh thiếu niên

Nhận biết sớm dấu hiệu bệnh tự kỷ ở thanh thiếu niên

Tác giả:

Giai đoạn thanh thiếu niên là thời kỳ quan trọng trong quá trình phát triển cá nhân, nơi các thay đổi về tâm lý và xã hội diễn ra mạnh mẽ. Vì vậy, việc nâng cao nhận thức và hiểu biết về các dấu hiệu tự kỷ ở thanh thiếu niên là vô cùng quan trọng. Điều này giúp các em có được sự hỗ trợ và can thiệp kịp thời, từ đó dễ dàng hòa nhập với xã hội. Bài viết sau đây mang lại kiến thức cơ bản về nhận biết sớm dấu hiệu bệnh tự kỷ ở thanh thiếu niên để cha mẹ có thể hiểu và đồng hành cùng con trẻ.

Nội dung bài viết:


>> Đọc thêm tại: Giải đáp chi tiết về bệnh tự kỷ ở trẻ em Việt Nam - Miraicare

1. Dấu hiệu bệnh tự kỷ ở thanh thiếu niên

Tự kỷ hay rối loạn phổ tự kỷ là một hội chứng rối loạn phát triển thần kinh đặc trưng bởi sự khác biệt trong giao tiếp và tương tác xã hội. Khi đó sở thích của người bệnh bị hạn chế, đồng thời dễ xuất hiện các hành vi lặp đi lặp lại. Tự kỷ ảnh hưởng đến việc nhận thức và tương tác với thế giới xung quanh dẫn đến việc người bệnh gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống, từ việc học tập cho đến sinh hoạt, làm việc. 

Giai đoạn dậy thì có nguy cơ mắc tự kỷ cao

Giai đoạn dậy thì có nguy cơ mắc tự kỷ cao

Tự kỷ là tình trạng bệnh lý suốt đời, nơi các rối loạn phát triển hệ thần kinh xuất hiện từ những năm đầu đời và ngày càng trầm trọng theo thời gian nếu không được chữa trị kịp thời. Vì vậy, chẩn đoán và can thiệp điều trị sớm là điều vô cùng quan trọng để giúp trẻ tự kỷ phát huy tiềm năng của mình. Tuy nhiên, việc nhận biết các dấu hiệu tự kỷ của trẻ có thể gặp khó khăn vì các triệu chứng mới bắt đầu trở nên rõ ràng khi trẻ bước vào tuổi thiếu niên. Biểu hiện của các triệu chứng khác nhau ở mỗi thanh thiếu niên nhưng vẫn có những dấu hiệu mà cha mẹ, giáo viên và người chăm sóc có thể chú ý nếu họ nghĩ rằng trẻ có thể mắc chứng tự kỷ:

1.1. Khó khăn trong giao tiếp bằng lời nói 

Trẻ em hoặc thanh thiếu niên mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ có thể gặp vấn đề về giao tiếp bằng lời nói, các dấu hiệu bao gồm:

  • Không nói được, chậm nói hoặc phát âm từ vô nghĩa.
  • Cách sử dụng ngôn ngữ, văn phạm và giọng nói khác biệt – có thể nói rất lớn hoặc không có sự điều tiết về âm lượng và ngữ điệu.
  • Lặp lại các câu nói hoặc từ ngữ nhiều lần – ví dụ lặp lại toàn bộ các đoạn kịch bản từ chương trình truyền hình, video hoặc phim ảnh.
  • Gặp khó khăn trong việc luân phiên cuộc trò chuyện – ví dụ chiếm ưu thế trong cuộc trò chuyện bằng cách nói về một chủ đề mà họ quan tâm.

1.2. Khó khăn trong giao tiếp ngôn ngữ cơ thể

Trẻ em hoặc thanh thiếu niên mắc chứng tự kỷ cũng thường gặp khó khăn trong việc hiểu và sử dụng các tín hiệu phi ngôn ngữ, chẳng hạn như biểu cảm khuôn mặt, cử chỉ và giọng điệu.

  • Giao tiếp bằng mắt kém, thường tránh né và không nhìn thẳng vào người đối diện như thể không có ai.
  • Gặp khó khăn trong việc đọc các tín hiệu phi ngôn ngữ, như ngôn ngữ cơ thể hoặc giọng điệu, để đoán cảm xúc của người khác – ví dụ, họ có thể không nhận ra khi ai đó đang trêu chọc mình hoặc sử dụng sự châm biếm.
  • Thể hiện ít cảm xúc trên khuôn mặt hơn so với các trẻ khác hoặc không thể đọc được biểu cảm khuôn mặt của người khác – ví dụ, họ có thể không nhận ra khi ai đó cảm thấy chán.
  • Sử dụng ít cử chỉ để diễn đạt bản thân.

Khó biểu đạt cảm xúc là một trong những dấu hiệu tự kỷ ở trẻ vị thành niên

Khó biểu đạt cảm xúc là một trong những dấu hiệu tự kỷ ở trẻ vị thành niên

1.3. Khó khăn trong phát triển các mối quan hệ

Ngoài những khó khăn trên, dấu hiệu bệnh tự kỷ ở thanh thiếu niên còn thể hiện qua:

  • Khó kết bạn, có ít hoặc không có bạn bè
  • Thích ở một mình và không thích người khác xâm phạm vào không gian cá nhân
  • Gặp khó khăn trong việc tham gia vào các trò chơi cần hiểu ý đồng đội (ví dụ như bóng đá) hoặc gặp khó khăn trong việc chia sẻ các ý tưởng với bạn bè cùng trang lứa
  • Khó điều chỉnh hành vi của bản thân trong các tình huống xã hội khác nhau

2. Các vấn đề thường gặp ở thanh thiếu niên mắc chứng tự kỷ

Tự kỷ không chỉ ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp và tương tác xã hội mà còn gây ra nhiều vấn đề về hành vi, cảm xúc và sức khỏe hàng ngày. Một số vấn đề thường gặp như:

2.1. Khó ngủ

Người mắc chứng tự kỷ thường gặp khó khăn trong việc ngủ. Có nhiều lý do cho điều này, bao gồm khó khăn trong việc thư giãn hoặc làm dịu cơ thể. Mức độ melatonin không đều gây mất ngủ và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống không những ở thanh thiếu niên mà còn ở người lớn.

2.2. Rối loạn lo âu

Nghiên cứu cho thấy ở độ tuổi teen, sự thay đổi hormone cũng ảnh hưởng đến trẻ. Khả năng tự kỷ sẽ cao hơn so với người lớn vì trẻ em dễ bị lo lắng hơn. Các nhà khoa học cũng đã ước tính rằng có tới một nửa số người tự kỷ thường xuyên trải qua mức độ lo lắng cao. Nguyên nhân cho điều này là do người tự kỷ thường xuyên nhạy cảm với môi trường sống và gặp khó khăn trong các tình huống xã hội. Ngoài ra, nguyên nhân đáng kể khác dẫn đến sự lo lắng của những người mắc hội chứng tự kỷ chính là cảm giác sợ bị kỳ thị, cô lập từ những người xung quanh.

Tự kỷ tạo nên cảm giác lo lắng, bồn chồn ở trẻ vị thành niên

Tự kỷ tạo nên cảm giác lo lắng, bồn chồn ở trẻ vị thành niên

2.3. Dễ mắc bệnh trầm cảm

Khác với tự kỷ - Một hội chứng rối loạn phát triển tâm thần xuất hiện bẩm sinh, trầm cảm là một rối loạn tâm thần xảy ra do căng thẳng trong thời gian dài và có thể xuất hiện bất kỳ giai đoạn nào, với bất kỳ ai. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ ra rằng những người mắc chứng tự kỷ có nguy cơ mắc chứng trầm cảm cao gấp bốn lần so với những người không mắc chứng tự kỷ. Một trong số những lời giải thích được đưa ra bởi các nhà khoa học là do người tự kỷ mất khả năng diễn đạt suy nghĩ và kiểm soát cảm xúc như buồn bã, tuyệt vọng, dẫn đến tình trạng trầm cảm.

2.4. Hành vi hung hăng

Thanh thiếu niên mắc chứng tự kỷ đôi khi thể hiện cảm xúc của mình thông qua hành vi hung hăng. Đôi khi hành vi hung hăng hướng đến đồ vật hoặc người khác như có thể ném đồ vật hoặc đánh người. Thậm chí, hành vi hung hăng hướng đến chính bản thân, người bị tự kỷ tự gây thương tích cho bản thân mình. 

2.5. Rối loạn ăn uống

Một trong những vấn đề phổ biến mà trẻ tự kỷ gặp phải là rối loạn ăn uống. Các báo cáo đưa ra những lý do dẫn đến tình trạng trên bao gồm: sự nhạy cảm của giác quan, sự lo lắng về việc ăn uống, thiếu hứng thú với thức ăn và thói quen ăn uống hằng ngày. Việc rối loạn ăn uống hoặc chỉ ăn một nhóm thực phẩm có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng và các bệnh liên quan bao gồm thiếu máu và còi xương.

>> Đọc thêm tại: Dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ - Nên và không nên ăn gì?

2.6. Khó khăn khi giải quyết vấn đề

Khả năng giải quyết các vấn đề bị suy giảm vì trẻ vị thành niên bị tự kỷ sẽ giảm nhận thức cần thiết để kiềm chế suy nghĩ, cảm xúc và hành động dẫn đến gặp khó khăn trong việc xử lý tình huống và kiểm soát hành vi. 

2.7. Không thích đi học

Một trong những triệu chứng đầu tiên tự kỷ ở trẻ vị thành niên chính là trẻ không thích đến trường vì cảm thấy bị choáng ngợp hoặc lo lắng về điều gì đó ở trường hoặc không muốn rời khỏi nhà. Một số nguyên nhân được đưa ra bao gồm: Sự nhạy cảm về tiếng ồn ở trường học, lo lắng và sợ hãi trong việc tương tác xã hội, khó khăn về các yêu cầu học tập, bị bắt nạt,… 

Thanh thiếu niên tự kỷ thường có dấu hiệu chán học

Thanh thiếu niên tự kỷ thường có dấu hiệu chán học

3. Nguyên nhân tự kỷ ở thanh thiếu niên

Như đã nói ở trên, tự kỷ trong độ tuổi thanh thiếu niên thuộc dạng rối loạn tâm lý phức tạp nhất do cá tính cũng như tâm lý của bé đã được định hình và ổn định từ trước. Có thể kể đến một số nguyên nhân như sau:

  • Đã có những dấu hiệu tự kỷ từ trước đó nhưng không rõ và không sớm bộc phát, cuộc sống chưa xảy ra những biến cố hay gặp phải tình trạng nào đó gây shock dẫn đến tự kỷ.
  • Áp lực, stress kéo dài trong một thời gian mà không có sự giải quyết, phương hướng đúng đắn, tự khép mình dẫn đến tự kỷ.
  • Môi trường sống không lành mạnh, thường xuyên có những suy nghĩ tiêu cực, quá trình dẫn truyền thần kinh xảy ra vấn đề gây ra ảnh hưởng tâm lý.
  • Nguyên nhân do di truyền từ gia đình, người thân.

4. Điều trị tự kỷ ở thanh thiếu niên và người trưởng thành

4.1 Liệu pháp tế bào gốc tủy xương

Tại Nhật Bản, y học ngày càng phát triển, mang đến những đột phá mới trong điều trị bệnh. Một trong số đó là liệu pháp tế bào gốc trung mô - phương pháp hứa hẹn trong việc cải thiện tình trạng tự kỷ và các rối loạn phát triển khác.

Nguyên lý hoạt động của phương pháp điều trị bệnh tự kỷ bằng liệu pháp tế bào gốc khá đơn giản: Bác sĩ sẽ lấy một lượng nhỏ tủy xương của chính người bệnh, từ đó tách chiết và nuôi cấy tế bào gốc. Sau đó, những tế bào gốc này sẽ được truyền trở lại cơ thể qua đường tĩnh mạch. Nhờ khả năng tự phục hồi và tái tạo mô, các tế bào gốc sẽ giúp sửa chữa những tổn thương ở cấp độ tế bào, từ đó cải thiện các triệu chứng của bệnh.

Điểm đặc biệt của liệu pháp này: Toàn bộ quá trình thực hiện nhanh chóng, không gây đau đớn và người bệnh có thể ra về ngay trong ngày, không cần phải nằm viện. Điều này giúp giảm thiểu sự lo lắng và phiền toái cho cả người bệnh và gia đình.
4.2 Phân tích hành vi

Phân tích hành vi ứng dụng (ABA) là một loại liệu pháp hành vi dựa trên nghiên cứu dành cho những người mắc chứng tự kỷ và các rối loạn phát triển khác. Phương pháp dựa trên ý tưởng rằng nếu bạn thưởng cho một số hành vi nhất định thì trẻ sẽ lặp lại những hành vi đó. Nói cách khác, khi bạn củng cố những hành vi cụ thể, những hành vi đó sẽ tăng lên. Khi bạn không củng cố một số hành vi nhất định, những hành vi đó sẽ giảm xuống và cuối cùng có thể biến mất hoàn toàn. Kết quả của phương pháp là thấy sự gia tăng các hành vi tích cực và giảm các hành vi tiêu cực, từ đó trẻ em cũng có thể học các kỹ năng mới và cải thiện các tương tác xã hội của mình. 

4.3 Liệu pháp hành vi nhận thức

Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT) là một loại liệu pháp trò chuyện, giúp mọi người học về mối liên hệ giữa cảm xúc, suy nghĩ và hành vi. Liệu pháp hành vi nhận thức có hai phần chính: Thành phần nhận thức giúp trẻ thay đổi cách suy nghĩ về một tình huống, thành phần hành vi giúp trẻ thay đổi cách phản ứng với tình huống đó. Liệu pháp hành vi nhận thức là một phương pháp tiếp cận ngắn hạn, tập trung vào vấn đề, có thể là một lựa chọn điều trị cho trẻ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ có các tình trạng sức khỏe tâm thần khác, chẳng hạn như lo âu, trầm cảm hoặc rối loạn tăng động.

Tìm đến bác sĩ để có những liệu pháp chữa trị thích hợp

Tìm đến bác sĩ để có những liệu pháp chữa trị thích hợp

4.4 Liệu pháp tích hợp cảm giác

Liệu pháp tích hợp cảm giác được sử dụng để giúp trẻ em tự kỷ học cách sử dụng tất cả các giác quan của mình cùng nhau – tức là, xúc giác, khứu giác, vị giác, thị giác và thính giác, cũng như các giác quan liên quan đến chuyển động cơ thể. Ngoài ra, liệu pháp có thể giúp cải thiện các hành vi lặp đi lặp lại và điều chỉnh cảm xúc. 

4.5 Liệu pháp nghề nghiệp

Liệu pháp nghề nghiệp (OT) giúp mọi người rèn luyện các kỹ năng nhận thức, thể chất, xã hội và vận động. Mục tiêu là cải thiện các kỹ năng hàng ngày, cho phép mọi người trở nên độc lập hơn và tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau. Liệu pháp nghề nghiệp cho chứng tự kỷ thường tập trung vào các hoạt động giải trí và thư giãn cho trẻ (giao tiếp xã hội, vận động thể thao, trò chơi ngoài trời,…), kỹ năng vận động (sự phối hợp hoạt động của nhóm cơ nhỏ ở cổ tay, bàn tay và cả ngón tay) và kỹ năng sống hằng ngày. Các liệu pháp này giúp trẻ tự kỷ tự xây dựng sức mạnh và vượt qua những hạn chế. 

4.6 Điều trị bằng thuốc

Hiện tại, không có loại thuốc nào có thể chữa khỏi chứng rối loạn phổ tự kỷ (ASD) hoặc tất cả các triệu chứng của nó. Nhưng một số loại thuốc có thể giúp điều trị một số triệu chứng liên quan đến ASD, đặc biệt là một số hành vi nhất định. Các loại thuốc được chia thành các nhóm bao gồm:

  • Thuốc chống loạn thần: FDA gần đây đã phê duyệt việc sử dụng risperidone (Risperdal) và aripiprazole (Abilify) để điều trị các triệu chứng của chứng tự kỷ.
  • Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI): Nhóm thuốc chống trầm cảm này điều trị một số vấn đề phát sinh do mất cân bằng trong hệ thống hóa học của cơ thể. SSRI có thể làm giảm tần suất và cường độ của các hành vi lặp đi lặp lại đồng thời giảm lo lắng, cáu kỉnh, cơn giận dữ, hành vi hung hăng và cải thiện giao tiếp bằng mắt.
  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng: Những loại thuốc này là một loại thuốc chống trầm cảm khác được dùng để điều trị chứng trầm cảm và hành vi ám ảnh cưỡng chế. 

Tài liệu tham khảo

https://raisingchildren.net.au/autism/learning-about-autism/assessment-diagnosis/signs-of-asd-in-teens - Autism: signs in older children and teenagers

Câu hỏi thường gặp về dấu hiệu bệnh tự kỷ ở thanh thiếu niên