Điều trị bệnh thần kinh bằng tế bào gốc
Tác giả: Ngô Thị Thúy An , bài viết được tư vấn chuyên môn bởi: TS.BS Takaaki Matsuoka Viện trưởng Trung tâm tế bào gốc Helene
Điều trị thần kinh bằng tế bào gốc là phương pháp tiên tiến mở ra nhiều hy vọng cho bệnh nhân mắc căn bệnh này trong đó có Alzheimer, đa xơ cứng, chấn thương sọ não,... Việc hiểu đúng về phương pháp này sẽ giúp người bệnh đưa ra quyết định đúng đắn trong quá trình chữa trị.
Nội dung bài viết
1. Tìm hiểu về bệnh thần kinh
Việc tìm hiểu bệnh về bệnh thần kinh là điều mà nhiều người quan tâm khi nghe đến điều trị thần kinh bằng tế bào gốc.
1.1 Thần kinh là gì?
Bệnh thần kinh có tên tiếng Anh là Neurologic Diseases, tên tiếng Việt khác là rối loạn thần kinh (loạn thần). Bệnh rối loạn thần kinh là tình trạng dây thần kinh, não và các rễ, đám rối, dây thần kinh bị ảnh hưởng, tổn thương kéo theo những liên hụy khác đến các bộ phận liên quan và thể hiện ra các triệu chứng khác nhau. Bởi vì hệ thần kinh là bộ phận kiểm soát và điều khiển các chức năng trong cơ thể.
Bệnh thần kinh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và đều nguy hiểm như nhau. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 11000 người tử vong vì bệnh thần kinh liên quan đến đột quỵ.
- Chú ý: Cần phân biệt bệnh thần kinh và bệnh tâm thần
Hai căn bệnh này đều có những tổn thương bất thường ở vỏ não và mô não. Các bác sĩ sẽ phát hiện hai loại bệnh này dựa vào chụp chiếu, xét nghiệm và bài test tâm lý. Theo đó, các bệnh nhân loạn thần thường có tổn thương ở hệ thống thần kinh như não bộ, tủy sống, thần kinh ngoại vi,... Còn bệnh nhân tâm thần thì ngược lại.
Người bệnh tâm thần thường xuyên cười nói một mình, hay gặp ảo giác, hoang tưởng, khó tập trung,... Đây là những triệu chứng khác và rõ ràng hơn so với người mắc rối loạn thần kinh.
Bệnh thần kinh hay còn có tên gọi khác là loạn thần
1.2 Triệu chứng bệnh thần kinh
Bệnh thần kinh được biểu hiện bằng các triệu chứng bất thường của hệ thống thần kinh, cụ thể là:
- Thị lực giảm sút
- Co giật thường xuyên
- Cơ bắp yếu đi, chân tay khó vận động
- Hay đau đầu
- Nhận thức suy giảm, trí nhớ kém dần
- Tính cách thay đổi, thất thường
- Nói lắp
- Hay buồn ngủ vào ban ngày
- Chuột rút
- Hôn mê
- Chóng mặt
- Sảng: rối loạn chú ý, nhận thức thoáng qua, cấp tính và có thể hồi phục được.
- ….
1.3 Nguyên nhân gây ra các bệnh hệ thần kinh
Bệnh hệ thần kinh có thể được gây ra bởi các nguyên nhân như:
- Đái tháo đường: Theo thống kê, có khoảng 12 - 15% người mắc đái tháo đường bị ảnh hưởng thần kinh ngoại biên. Nồng độ đường huyết trong máu cao khiến cho các dây thần kinh bị tổn thương và làm chậm quá trình dẫn truyền tín hiệu.
- Ung thư: Căn bệnh ung thư khiến bạn phải điều trị hóa trị và dẫn đến bệnh thần kinh ngoại vi. Theo thống kê, có đến 68% người hóa trị bị loạn thần trong tháng đầu tiên.
- Tuổi tác: Tuổi tác càng cao, bạn càng dễ mắc các bệnh về thần kinh. Nghiên cứu cho thấy 8% những người trên 55 tuổi bị các bệnh thần kinh.
- Bệnh truyền nhiễm:HIV, AIDS, Viêm gan C, bệnh Lyme và virus herpes.
- Các bệnh rối loạn tự miễn phư: lupus, viêm ruột, đa xơ cứng,...
- Chấn thương: Đôi khi, những chấn thương khi bạn chơi thể thao, bị tai nạn,... sẽ làm tổn hại, gây gián đoạn đến hệ thống thần kinh. Ví dụ như khi bạn bị chấn thương cột sống thì các dây thần kinh ngoại vi có thể bị tổn thương.
- Thiếu dinh dưỡng, độc tố: Khi cơ thể không được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, hệ thống thần kinh có thể không hoạt động hoặc hoạt động không như ý muốn. Thống kê cho thấy, 10 – 15% những người trên 60 tuổi mắc bệnh thần kinh bị thiếu vitamin B2. Ngoài ra, chế độ ăn uống không lành mạnh, dẫn đến độc tố xâm nhập vào cơ thể cũng có thể khiến bạn mắc bệnh loạn thần.
- Di truyền: Một vài bệnh thần kinh có thể di truyền từ cha mẹ sang con cái.
2. Tác dụng của liệu pháp tế bào gốc với bệnh thần kinh
Tế bào gốc là loại tế bào có khả năng sửa chữa tổn thương của tế bào khác, đồng thời biệt hóa thành các tế bào chuyên biệt trong cơ thể. Chính vì vậy, tế bào gốc được ứng dụng để chữa trị nhiều loại bệnh, trong đó có bệnh thần kinh với những tác dụng:
2.1 Bảo vệ hệ thần kinh
Theo Lu và cộng sự, 2005, tế bào gốc, đặc biệt là tế bào trung mô (MSC) được chứng minh là có thể tiết ra các chất dinh dưỡng để bảo vệ hệ thần kinh. Chúng có nguồn gốc từ não (BDNF) và dòng tế bào thần kinh đệm (GDNF), thúc đẩy sự sống sót của tế bào thần kinh và giảm apoptosis.
Tế bào gốc có tác dụng bảo vệ hệ thần kinh bằng việc tạo ra chất dinh dưỡng
2.2 Điều hòa miễn dịch
Theo Uccelli và cộng sự, 2008, tế bào gốc trung mô MSC có thể ngăn chặn sự kích hoạt của các tế bào miễn dịch gây viêm, ví dụ như tế bào T và đại thực bào, đồng thời làm tăng số lượng các cytokine chống viêm, như interleukin-10 (IL-10) và biến đổi yếu tố tăng trưởng-beta (TGF-β).
2.3 Hình thành các mạch máu mới
Theo Kinnaird và cộng sự, 2004, tế bào gốc trung mô có thể tiết ra các yếu tố tạo mạch ví dụ như yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu (VEGF) giúp tăng oxy, lưu lượng máu và cung cấp chất dinh dưỡng đến các mô bị thương để sửa chữa chúng.
2.4 Biệt hóa thành tế bào thần kinh
Theo Gage, 2000, tế bào gốc thần kinh (NSC) có khả năng biệt hóa thành tế bào thần kinh, giúp sửa chữa hoặc tái tạo trực tiếp các mô thần kinh bị tổn thương.
Tế bào gốc biệt hóa thành tế bào thần kinh để sửa chữa mô thần kinh tổn thương
2.5 Điều chỉnh sự hình thành sẹo thần kinh đệm
Theo Zhang và cộng sự, 2003, sẹo thần kinh đệm có thể ức chế quá trình tái tạo tế bào thần kinh trong hệ thần kinh trung ương CNS. Tế bào gốc MSC có thể điều chỉnh sự hình thành sẹo thần kinh đệm bằng cách giảm sự tăng sinh của tế bào hình sao và thúc đẩy sản xuất metalloproteinase ma trận (MMP), giúp phá vỡ mô sẹo và tạo điều kiện thuận lợi cho tế bào thần kinh phát triển do đã không còn các rào cản vật lý.
3. Các bệnh về thần kinh có thể ứng dụng điều trị bằng tế bào gốc
Điều trị thần kinh bằng tế bào gốc có thể được ứng dụng với các căn bệnh đó là:
3.1 Bệnh Parkinson
Theo Kim và cộng sự, 2002, việc cấy ghép tế bào thần kinh dopaminergic được biệt hóa từ tế bào gốc vào động vật mắc Parkinson có thể giúp chúng cải thiện chức năng vận động và giảm bớt triệu chứng.
>>> Mời bạn đọc xem thêm điều trị Parkinson bằng tế bào gốc
3.2 Bệnh đa xơ cứng (MS)
Theo Zappa và cộng sự, 2005, nghiên cứu cho thấy rằng việc cấy ghép tế bào gốc trung mô MSC vào động vật mắc đa xơ cứng có thể giúp chúng giảm viêm và khử myelin, cũng như cải thiện chức năng thần kinh.
3.3 Bệnh xơ cứng teo cơ một bên (ALS)
Theo Boucherie và cộng sự, 2009, các động vật mắc xơ cứng tạo cơ một bên ALS khi được cấy ghép tế bào gốc trung mô MSC đã cải thiện thời gian sống sót của tế bào thần kinh vận động và ức chế được sự phát triển của bệnh.
Liệu pháp tế bào gốc có thể ức chế sự phát triển của bệnh xơ cứng teo cơ một bên
>>> Có thể bạn quan tâm điều trị xơ cứng teo cơ một bên bằng tế bào gốc
3.4 Bệnh Alzheimer
Theo Blurton-Jones và cộng sự, 2009, cấy ghép NSC vào mô hình chuột mắc bệnh Alzheimer đã làm giảm các mảng amyloid-beta, tăng sự hình thành thần kinh và cải thiện chức năng nhận thức. Thí nghiệm này chứng tỏ điều trị bệnh Alzheimer bằng tế bào gốc NSC là khả thi.
>>> Xem đầy đủ bài viết điều trị bệnh Alzheimer bằng tế bào gốc
3.5 Chấn thương sọ não (TBI)
Nhờ vào nguyên lý sửa chữa tế bào bị tổn thương cũng như biệt hóa thành tế bào mới, tế bào gốc có thể chữa trị những tổn thương của não bộ sau chấn thương, giúp bệnh nhân hồi phục.
>>> Tìm hiểu chi tiết về tế bào gốc điều trị chấn thương sọ não tại đây
4. Chi phí điều trị bằng tế bào gốc cho bệnh rối loạn thần kinh
Điều trị thần kinh bằng tế bào gốc có thể khá tốn kém, chủ yếu sử dụng tế bào MSC từ dây rốn. Không những vậy, chi phí cho việc lấy tế bào gốc, nuôi dưỡng, phân lập, chuẩn bị cơ sở vật chất cũng đòi hỏi những cơ sở thật sự có chuyên môn mới làm được.
Chính vì vậy, nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị điều trị thần kinh bằng tế bào gốc tốt thì có thể tin tưởng nền y tế Nhật Bản - nơi công nghệ tế bào gốc rất phát triển. Mirai Care sẽ giúp bạn kết nối với cơ sở vật chất, bệnh viện, phòng khám tại Nhật nhanh gọn, tối ưu chi phí nhất.
Mời bạn đọc tìm hiểu thêm các gói trị liệu tế bào gốc tại Mirai Care:
Gói trị liệu tế bào gốc | Số lượng tế bào | Số lần tiêm | Gói cơ bản | Chiết khấu cho lần thứ 2 |
Trị liệu đơn lẻ | 200 triệu tế bào | 1 lần | 13.000 usd | 30% |
Trị liệu tổng thể | 700 triệu tế bào | 1 lần | 28.000 usd | 50% |
Trị liệu tổng thể | 1 tỷ tế bào | 1 lần | 38.000 usd | 50% |
Trị liệu tổng thể | 2 tỷ tế bào | 1 lần | 48.000 usd | 50% |
Kết luận
Liệu pháp điều trị thần kinh bằng tế bào gốc đã mang lại cho người bệnh thần kinh nhiều cơ hội, hy vọng chữa bệnh, nhất là chất thương sọ não, Parkinson, đa xơ cứng,... Mặc dù có những bất lợi và rủi ro nhất định nhưng phương pháp này vẫn đang được nghiên cứu và cải thiện dần dần để mang lại tính an toàn và hiệu quả cao nhất. Việc tìm hiểu và lựa chọn phương pháp tế bào gốc, cơ sở điều trị bệnh thần kinh bằng tế bào gốc chất lượng sẽ là yếu tố quyết định đến sự thành công khi chữa trị của bệnh nhân.
Bài viết phổ biến khác