phone

Điều Trị Ung Thư Máu Bằng Tế Bào Gốc

Điều Trị Ung Thư Máu Bằng Tế Bào Gốc

Tác giả: , bài viết được tư vấn chuyên môn bởi: TS.BS Takaaki Matsuoka Viện trưởng Trung tâm tế bào gốc Helene

Bên cạnh hoá trị, xạ trị và phẫu thuật, phương pháp tế bào gốc mở ra hy vọng mới cho người bệnh ung thư máu trong việc khắc chế khối u và tái sinh tế bào mới tươi trẻ nuôi dưỡng cơ thể. Một số thống kê cũng cho thấy nếu người bệnh điều trị hóa chất đơn thuần, thời gian sống đến 5 năm chỉ khoảng 20-30%. Nhưng nếu điều trị ung thư máu bằng tế bào gốc, tỉ lệ sống có thể lên đến 50-60%.

Nội dung bài viết


1. Bệnh ung thư máu là gì? Một số dạng ung thư máu thường gặp?

tế bào gốc điều trị ung thư máu
Số lượng bạch cầu ở bệnh nhân ung thư máu cao đột biến so với người bình thường

Ung thư máu hay còn gọi bệnh bạch cầu cấp, là bệnh lý hình thành do tế bào máu bị ung thư hóa trong quá trình phân chia tạo tế bào. Các tế bào ác tính khi đó nhân lên rất nhanh và nếu không được kiểm soát kịp thời có thể ứ đọng trong tủy xương, cản trở quá trình tạo ra tế bào máu khỏe mạnh tiếp theo.

Đây là căn bệnh phổ biến ở trẻ em, chiếm tỉ lệ 30% trong số các bệnh nhi ung thư. Một thống kê tại Mỹ cho thấy cứ mỗi 3 phút trôi qua lại có 1 người được chẩn đoán mắc ung thư máu, cứ 9 phút trôi qua lại có 1 người tử vong vì căn bệnh quái ác này.
Có 3 loại ung thư máu, gồm bệnh bạch cầu (chiếm 36%), ung thư hạch (chiếm 46%) và u tủy (chiếm 18%).

  • Bệnh bạch cầu: Khi mắc bệnh bạch cầu cấp tính, cơ thể sẽ sinh ra một lượng lớn các tế bào máu trắng chưa trưởng thành. Những tế bào này làm tắc nghẽn tủy xương, ngăn tủy xương sản xuất tế bào máu khỏe mạnh nuôi cơ thể. Bên cạnh đó, tế bào bạch cầu tăng đột biến còn khiến bản thân chúng thiếu thức ăn, dẫn đến tình trạng ăn hồng cầu làm lượng hồng cầu trở nên thiếu hụt trầm trọng.
  • Lymphoma là loại ung thư máu có ảnh hưởng lớn đến hệ bạch huyết. Khi cơ thể sản sinh các tế bào lympho một cách vô tổ chức, chúng làm tổn hại hệ thống miễn dịch của cơ thể. Điều nguy hiểm nằm ở việc các lymphoma này có thể phát triển trong nhiều bộ phận như tủy xương, hạch bạch huyết, lá lách,... khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn.
  • Đa u tủy là một dạng bệnh ung thư máu liên quan đến các tế bào plasma. Ở trạng thái bình thường, tế bào plasma có tác dụng tạo ra các kháng thể giúp chống lại nhiễm trùng. Ở trạng thái bất thường, các tế bào plasma tập trung số lượng lớn trong tủy xương gây ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống miễn dịch.

2. Ghép tế bào gốc chữa ung thư máu là gì?

điều trị ung thư máu bằng tế bào gốc

Tế bào gốc tự thân hoặc đồng loài đều có tác dụng chữa ung thư máu

Tham vấn chuyên môn từ TS.BS. Bạch Quốc Khánh, Chủ tịch Hội Huyết học – Truyền máu Việt Nam: "Bệnh ung thư máu ác tính nếu điều trị đơn thuần, thời gian sống đến 5 năm là 20-30%. Điều trị bằng ghép tế bào gốc tạo máu, tỉ lệ bệnh nhân sống trên 5 năm từ 50-60%"

So với các bệnh ung thư khác, ung thư máu (đặc biệt là bệnh bạch cầu, đa u tủy) khi được điều trị bằng tế bào gốc mang lại hiệu quả trực diện hơn. Sau quá trình hóa trị liều cao, không chỉ tế bào ung thư trong cơ thể bệnh nhân bị tiêu diệt mà cả những tế bào gốc hiện có cũng chịu chung số phận phá hủy. Điều này khiến tủy xương ngừng hoàn toàn việc tạo ra các tế bào máu trong một khoảng thời gian. 

Lúc này, các tế bào gốc được cấy ghép sẽ giúp "giải cứu" tủy xương bằng cách thay thế tế bào đã bị phá hủy do điều trị. Nhờ vậy, tế bào gốc trong cơ thể có thể phát triển thành các tế bào máu trưởng thành, khỏe mạnh, hoạt động bình thường và tái tạo tế bào không bị ung thư.

Trong trường hợp sử dụng tế bào gốc từ người khác (không phải bệnh nhân ung thư), việc cấy ghép có thể giúp điều trị một số loại ung thư theo cơ chế khác ngoài cơ chế thay thế tế bào gốc. Các tế bào được hiến tặng có khả năng tìm và tiêu diệt tế bào ung thư tốt hơn so với tế bào miễn dịch của bệnh nhân. Đây được gọi là hiệu ứng “mảnh ghép chống lại ung thư” hoặc “mảnh ghép chống lại bệnh bạch cầu”.
Như vậy, có hai loại cấy ghép tế bào gốc chính là:

  • Ghép tế bào gốc tự thân: Các tế bào gốc được thu nhận từ máu hoặc mỡ của người bệnh. Sau đó, chúng được nuôi cấy trong phòng LAB và truyền lại vào cơ thể người bệnh qua đường tĩnh mạch khi kết thúc xạ trị hoặc hoá trị.
  • Ghép tế bào gốc đồng loài: Tế bào gốc được lấy từ người hiến tặng, nhau thai hoặc dây rốn. Những tế bào này sau khi trải qua quá trình tách chiết, nuôi cấy sẽ được truyền vào cơ thể người bệnh qua đường tĩnh mạch.

3. Nguồn tế bào gốc điều trị ung thư máu

3.1. Tế bào gốc từ tuỷ xương chữa ung thư máu

ứng dụng tế bào gốc điều trị ung thư máu

Tủy xương là nơi cung cấp tế bào gốc và tạo ra tế bào máu nuôi cơ thể

Tủy xương là nguồn cung cấp phong phú tế bào gốc và tạo ra các tế bào máu lưu thông trong cơ thể. Trong các bộ phận, xương chậu là khu vực có nhiều tủy nhất và chứa một lượng lớn tế bào gốc. Do đó, các tế bào từ xương chậu được sử dụng thường xuyên nhất để cấy ghép tủy xương. 

Tủy thu nhận được bảo quản trong túi dung dịch đặc biệt và đông lạnh. Đến khi cần sử dụng, chúng sẽ được rã đông và đưa vào máu của bệnh nhân qua đường tĩnh mạch giống như truyền máu. Các tế bào gốc sau đó di chuyển đến tủy xương và bắt đầu tạo ra tế bào máu. Dấu hiệu của tế bào máu mới hình thành thường có thể đo được trong xét nghiệm máu của bệnh nhân sau vài tuần.

3.2. Máu ngoại vi

Tế bào gốc không có nhiều trong máu. Vì vậy trước khi người hiến tế bào gốc thực hiện thủ thuật thu nhận, họ được tiêm hormone chứa yếu tố tăng trưởng để tế bào gốc trong người phát triển nhanh hơn và di chuyển từ tuỷ xương vào máu.

Sau khi thu nhận tế bào gốc từ người hiến tặng, chúng được truyền vào cơ thể bệnh nhân qua đường tĩnh mạch giống như truyền máu. Các tế bào gốc mới này sẽ di chuyển đến tủy xương, tạo ra tế bào máu mới phát triển khoẻ mạnh. Người bệnh có thể nhận thấy sự thay đổi rõ rệt này trong 4 tuần sau khi truyền.

3.3. Máu cuống rốn

Tế bào gốc lấy từ cuống rốn trẻ sơ sinh có thể tạo ra nhiều tế bào máu hơn so với tuỷ xương

Máu của trẻ sơ sinh thường chứa lượng lớn tế bào gốc. Vì vậy sau quá trình sinh nở, máu còn sót lại trong nhau thai và dây rốn (được gọi là máu cuống rốn) có thể được lấy và lưu trữ để sử dụng sau này trong quá trình cấy ghép tế bào gốc.

Một nhược điểm của máu cuống rốn là chứa số lượng tế bào gốc ít hơn. Nhưng điều này được cân bằng lại bằng việc mỗi tế bào gốc từ máu cuống rốn có thể tạo thành nhiều tế bào máu hơn so với tế bào gốc từ tủy xương người trưởng thành. Với phương pháp này, Tế bào gốc máu cuống rốn được đưa vào cơ thể bệnh nhân cũng theo đường tĩnh mạch giống như truyền máu.

4. Quy trình ghép tế bào gốc chữa ung thư máu

4.1. Quy trình ghép tế bào gốc tự thân chữa ung thư máu

  • Bước 1: Tiêm thuốc vào cơ thể người bệnh để kích thích tăng sinh tế bào gốc. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành thu nhận tế bào gốc thông qua thủ thuật lấy máu ở cánh tay hoặc ngực người bệnh. Các tế bào này sau đó sẽ được lưu trữ cho đến khi cần sử dụng.
  • Bước 2: Điều trị trước ghép. Ở bước này, người bệnh cần hóa trị hoặc xạ trị liều cao trước khi để cơ thể tiếp cận với phương pháp tế bào gốc.
  • Bước 3: Bác sĩ hẹn ngày truyền tế bào gốc vào cơ thể người bệnh sau khi tế bào đã được tách chiết, nuôi cấy đạt số lượng dồi dào trong phòng LAB. Quy trình thực hiện mất khoảng 30 phút cho mỗi liều tế bào gốc. 
  • Bước 4: Bác sĩ sẽ theo dõi chặt chẽ sự phục hồi và tăng trưởng của tế bào trong cơ thể người bệnh. Song song đó, người bệnh cũng sẽ được chỉ định dùng thuốc kháng sinh để giảm nhiễm trùng.

4.2. Ghép tế bào gốc dị thân điều trị ung thư máu

Đầu tiên, người bệnh và người hiến tặng cần thực hiện xét nghiệm máu để tìm HLA tương thích

  • Bước 1: Xác định người hiến tặng. Người bệnh sẽ xét nghiệm máu để xác định HLA của bản thân. Sau đó, các chuyên gia sẽ nỗ lực tìm kiếm HLA phù hợp với người bệnh thông qua gia đình người bệnh hoặc từ các tình nguyện viên.
  • Bước 2: Thu nhận tế bào gốc từ người hiến tặng. Nếu các tế bào đến từ máu, người hiến tặng sẽ được tiêm thuốc hàng ngày để tăng bạch cầu trong máu trước ngày thu nhận. Nếu các tế bào đến từ tủy xương, người hiến tặng phải trải qua quy trình thu lấy tủy xương trong phòng phẫu thuật của bệnh viện.
  • Bước 3: Điều trị trước ghép. Trong ​​5 đến 7 ngày, người bệnh sẽ được hóa trị hoặc xạ trị để cơ thể chuẩn bị sẵn sàng cho đợt tiếp nhận các tế bào của người hiến tặng.
  • Bước 4: Cấy ghép tế bào gốc. Các bác sĩ sẽ tiến hành đặt hoặc truyền tế bào gốc của người hiến tặng vào máu người bệnh thông qua ống thông. Quá trình này thường mất 1 giờ thực hiện.
  • Bước 5: Phục hồi. Trong thời gian hồi phục ban đầu, người bệnh sẽ uống thuốc kháng sinh để giảm nguy cơ nhiễm trùng. Nếu có bất kỳ tác dụng phụ nào, bác sĩ cũng sẽ theo dõi xuyên suốt để khắc phục kịp thời.

5. Một số tác dụng phụ thường gặp khi điều trị ung thư máu bằng tế bào gốc

Tuy tiến bộ những phương pháp tế bào gốc vẫn tồn tại một số khuyết điểm mà bệnh nhân nên lưu ý

  • Nhiễm trùng: Trong quá trình điều trị bệnh bạch cầu và sau khi cấy ghép tế bào gốc, hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy yếu. Điều này khiến người bệnh dễ bị “tấn công” hơn bởi các vi khuẩn, nấm và virus.
  • Chảy máu: Vì cơ thể không thể tạo ra tiểu cầu trong quá trình điều trị tế bào gốc nên nếu người bệnh bị thương, họ sẽ mất nhiều máu. Trường hợp cần thiết bác sĩ sẽ tiến hành truyền tiểu cầu để xử lý tình huống này. Do đó bản thân người bệnh trong giai đoạn này cần chú ý tránh để bản thân bị thương.
  • Bệnh thải ghép chống lại vật chủ (GVHD): Điều này xảy ra khi các tế bào của người hiến tặng tấn công cơ thể của người mắc bệnh bạch cầu, gây ra các triệu chứng từ nhẹ đến nặng. Phản ứng GVHD rất phổ biến và có thể gây ra các tác động ngắn hạn hoặc dài hạn.
  • Viêm phổi: Tình trạng viêm mô phổi có thể xảy ra trong vòng 100 ngày đầu tiên sau khi cấy ghép dưới ảnh hưởng của hóa trị, xạ trị hoặc GVHD.
  • Vô sinh: Hóa trị và xạ trị liều cao có thể làm tổn thương cơ quan sinh sản, gây vô sinh. Do đó hầu hết người bệnh trải qua cấy ghép tế bào gốc đều không thể thụ thai tự nhiên. Tuy nhiên với sự phát triển của y học ngày nay, mọi người có thể sử dụng các phương pháp điều trị bảo tồn khả năng sinh sản trước khi làm thủ thuật, chẳng hạn như đông lạnh trứng hoặc tinh trùng.
  • Ung thư thứ hai: Xạ trị và hóa trị liều cao có thể làm tăng nguy cơ phát triển một loại ung thư khác, ngay cả khi cấy ghép tế bào gốc thành công.
  • Ghép thất bại: Tình trạng này xảy ra khi cơ thể không tiếp nhận tế bào gốc của người hiến tặng. Để khắc phục, bác sĩ có thể sử dụng nguồn tế bào gốc khác. Trong một vài trường hợp hiếm, việc ghép thất bại có thể gây tử vong.
  • Bệnh tắc tĩnh mạch gan: Ghép tế bào gốc từ người khác có thể khiến các mạch máu trong gan bị tắc nghẽn gây nguy hiểm đến tính mạng. 

Là một phương pháp triển vọng trong điều trị ung thư, liệu pháp tế bào gốc tuy vẫn tồn tại một số nhược điểm nhưng không thể phủ nhận rằng những ưu điểm mà chúng mang lại có ý nghĩa thật sự to lớn cho bệnh nhân. Để hạn chế các rủi ro có thể xảy ra trong và sau điều trị, người bệnh cần tìm đến những cơ sở y tế uy tín, được chứng thực bằng hàng nghìn khách hàng điều trị thành công.
Đó cũng chính là lý do ngày nay nhiều người Việt có xu hướng sang Nhật Bản để thực hiện liệu pháp tế bào gốc điều trị ung thư. Để quá trình điều trị thuận lợi, dễ dàng và thành công, việc mỗi người tìm kiếm cho mình một đơn vị trung gian đồng hành là vô cùng quan trọng.
Tại Mirai Care, chúng tôi đã tiếp nhận hàng nghìn lượt khách hàng có nhu cầu điều trị bằng phương pháp tế bào gốc. Đồng hành cùng khách hàng, các chuyên gia Mirai Care với bề dày kinh nghiệm về quy trình khám chữa bệnh tại Nhật Bản sẽ dựa trên tình trạng sức khỏe, nhu cầu của bạn để tư vấn và kết nối cơ sở y tế phù hợp. Bên cạnh đó hướng dẫn bạn các thủ tục cần thiết để việc khám chữa bệnh tại Nhật Bản diễn ra trọn vẹn nhất.
Liên hệ tư vấn cùng Mirai Care: 

  • Công ty Cổ phần Mirai Care
  • Địa chỉ đăng ký kinh doanh: 170 Đê La Thành, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội
  • Trụ sở chính: IDMC Building, 18 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình 2, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Hotline:18008144
  • Website: miraicare.vn
  • Email: [email protected]
Juntendo University Hospital
NCGM
St. Luke's International Hospital
Omotesando Helene Clinic
VNeconomy
vietnamnet
vnexpress
alobacsi